Hành kinh là một trong những dấu hiệu nổi bật của tuổi dậy thì, đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình trở thành người lớn của con gái. Vậy chu kỳ kinh nguyệt là gì và bạn cần nắm những thông tin cơ bản nào để tự tin tận hưởng độ tuổi mới lớn sắp tới? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Tìm hiểu chu kỳ kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt là thời kỳ mà cơ thể của phái nữ trải qua một loạt các biến đổi sinh học. Trong mỗi chu kỳ này, cơ thể sẽ rụng từ 1-2 trứng và có một trứng được phóng ra. Lúc này, một số bộ phận khác của cơ quan sinh dục sẽ phối hợp làm việc: Nội mạc (còn gọi là niêm mạc) sẽ bao phủ toàn bộ tử cung để sẵn sàng làm tổ cho trứng được thụ tinh và hình thành bào thai. Nếu trứng phóng ra mà không được thụ tinh với tinh trùng, lớp niêm mạc tử cung đó sẽ bong ra, hình thành kinh nguyệt*.
Sự xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển, trung bình bắt đầu ở 12 tuổi.
(*) Kinh nguyệt là lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc và được đào thải ra ngoài qua âm đạo.
Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện lần đầu tiên khi các bạn gái bước vào độ tuổi 12.
Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt diễn ra như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra với các giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn hành kinh: Giai đoạn hành kinh là thời điểm ra máu kinh nguyệt đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, đau tức ngực, đau nhức lưng dưới, tâm trạng thất thường,...
- Giai đoạn nang trứng: Đây là giai đoạn diễn ra song song với giai đoạn hành kinh. Lúc này, tuyến yên sản xuất hormone kích thích buồng trứng sản xuất từ 5-20 nang trứng có chứa tế bào trứng. Trong đó có 1 nang trứng phát triển nhanh hơn và có thể được phóng thích trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Giai đoạn rụng trứng: Giai đoạn rụng trứng thường xảy ra vào ngày thứ 14 của vòng kinh nguyệt. Khoảng 36 giờ sau khi nồng độ hormone estrogen và LG gia tăng, trứng trưởng thành được phóng ra từ buồng trứng và di chuyển đến tử cung.
- Giai đoạn hoàng thể: Giai đoạn này thường bắt đầu vào ngày thứ 15 của chu kỳ. Sau khi trứng rụng, mô buồng trứng tại vị trí đó chuyển thành hoàng thể và tiết ra hormone progesterone. Nếu trứng gặp tinh trùng thì sẽ làm tổ tại thành tử cung. Ngược lại, hoàng thể hấp thụ vào cơ thể, nồng độ estrogen và progesterone sẽ giảm xuống. Từ đó khiến lớp niêm mạc dày của tử cung bong ra kèm theo máu, trứng và các chất dịch trong âm đạo tạo thành kinh nguyệt.
>> Xem ngay:
- Cách giảm đau bụng kinh nhanh chóng, hiệu quả mà bạn gái nên biết
- Đau ngực khi hành kinh: Chuyện thường đừng sợ nhé!
- Tìm hiểu hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu?
Chu kỳ kinh nguyệt ở người diễn ra trung bình bao nhiêu ngày? Độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình là 28 ngày. Tuy nhiên nếu chu kỳ xảy ra đều đặn với khoảng cách giữa 2 lần hành kinh từ 24 đến 38 ngày thì vẫn được xem là bình thường.
Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Chu kỳ kinh nguyệt bình thường được tính từ ngày đầu tiên ra máu trong kỳ này đến ngày đầu tiên hành kinh trong kỳ tiếp theo.
Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt ra máu trong kỳ này đến ngày đầu tiên hành kinh trong kỳ tiếp theo.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Để có tâm thế chủ động, không lo sợ ngày “dâu” đến bất chợt, bạn có thể tính chu kỳ kinh nguyệt theo cách sau đây:
Bước 1: Đánh dấu ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt.
Bước 2: Theo dõi và đánh dấu những ngày hành kinh tiếp theo đến khi kết thúc.
Bước 3: Khi có được ngày bắt đầu và kết thúc hành kinh, bạn có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Bước 4: Theo dõi thời gian hành kinh trong vòng 6 tháng, từ đó tính chu kỳ kinh nguyệt trung bình.
Ví dụ:
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là: 1/4/2024.
- Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là: 29/4/2024.
Vậy thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày.
Để thuận tiện ghi chú và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bạn nữ có thể đánh dấu ngày trên website Bạn Thân Ngày Dâu (Xem hướng dẫn). Chỉ cần bạn nhập ngày bắt đầu hành kinh của từng tháng thì ứng dụng sẽ tự động cập nhật và tính chu kỳ kinh dựa theo thông tin được cung cấp. Hơn nữa, trang web còn cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn trong giai đoạn dậy thì.
Những dấu hiệu có thể xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn nữ có thể thấy những dấu hiệu như chảy máu kinh, đau ngực hoặc ngực mềm hơn, đau lưng, dễ bị đầy hơi, tâm trạng thay đổi thất thường,…
Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường, vì thế các bạn gái không nên quá lo lắng. Trường hợp xuất hiện các biểu hiện bất thường sau đây, bạn nên thông báo với cha mẹ để được đưa đến bác sĩ thăm khám:
- Vòng kinh nguyệt kéo dài nhiều hơn 7 ngày.
- Máu kinh ra nhiều phải thay băng vệ sinh liên tục sau 1 - 2 giờ.
- Đau bụng dữ dội.
- Buồn nôn và nôn trong thời gian hành kinh.
>> Bài viết liên quan:
- Tất tần tật những dấu hiệu đến tháng cho bạn
- Vì sao con gái thường khó chịu khi đến tháng?
- Cách chăm sóc “cô bé" trong ngày kinh nguyệt
Trong những ngày kinh nguyệt, bạn nữ nên lưu ý gì?
Trong giai đoạn hành kinh, các bạn cần lưu ý:
- Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thay băng vệ sinh mới sau 4 tiếng sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ sớm và đủ giấc.
- Ăn các thực phẩm bổ dưỡng như sữa chua, rau xanh, các loại đậu, hạt,...
- Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
- Không nên bỏ bữa.
- Chườm ấm vùng bụng dưới để tăng lưu thông khí huyết và giảm đau bụng kinh.
- Không nên đấm lưng, vận động mạnh, quá sức.
>> Xem thêm: Điều nên và không nên làm trong kỳ kinh nguyệt
Các câu hỏi khác thường gặp
Với các băn khoăn thường gặp khác về chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể tham khảo lời giải đáp sau:
Vì sao đến ngày hành kinh lại bị đau lưng?
Triệu chứng đau lưng khi đến ngày hành kinh chủ yếu do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin* đột ngột dẫn đến các cơn co thắt trong cơ thể (để đẩy máu kinh ra ngoài). Các cơn co thắt này có thể trực tiếp tác động lên vùng thắt lưng nằm phía sau tử cung, từ đó gây ra các cơn đau lưng khi đến tháng.
(*) Prostaglandin là nhóm lipid giữ vai trò thiết yếu trong việc điều chỉnh quá trình rụng trứng.
Kinh nguyệt đến sớm hơn chu kỳ bình thường có sao không?
Nếu tình trạng kinh nguyệt đến sớm hơn chỉ thỉnh thoảng xảy ra thì không phải là vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, các bạn gái không nên quá lo lắng nhé.
Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra 24 ngày có bình thường không?
Không sao, vòng kinh nguyệt 24 ngày vẫn nằm trong phạm vi bình thường. Đôi khi, có thể do căng thẳng, cân nặng thay đổi, hoạt động quá sức,… nên chu kỳ kinh nguyệt có thể bị chậm trễ.
>> Dành cho bạn:
- Kinh nguyệt không đều có đáng lo không?
- Nguyên nhân 1 tháng có kinh 2 lần và cách xử lý
- Giải mã các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt
Với những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn gái hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt. Có thể thấy, đây là một phần tự nhiên trong quá trình sự phát triển của cơ thể, đồng thời là dấu hiệu bộ máy sinh sản sẵn sàng hoạt động. Để tích lũy thêm nhiều thông tin hữu ích, chủ động bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì, mời bạn theo dõi các bài viết khác trên website Bạn Thân Ngày Dâu nhé!