Rụng trứng là gì? Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

Admin, 2024-05-07 14:29:53

Rụng trứng là “dấu mốc” quan trọng và có quan hệ mật thiết đối với chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi bạn gái. Xác định đúng ngày trứng rụng giúp bạn gái tính toán ngày đến tháng dễ dàng và có sự chuẩn bị sẵn sàng, tránh khoảnh khắc “dâu” đến bất ngờ.

Xem nhanh

    Rụng trứng là một hiện tượng sinh lý bình thường, xảy ra ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt của con gái. Tuy quen thuộc là thế nhưng chắc hẳn những bạn gái vừa bước sang tuổi dậy thì còn nhiều bỡ ngỡ, chưa biết chính xác rụng trứng là gì, cách tính ngày rụng trứng như thế nào. Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!

    Thế nào là rụng trứng?

    Rụng trứng là quá trình trứng được phóng thích từ buồng trứng ở mỗi tháng. Nếu trứng được thụ tinh thì sẽ hình thành phôi thai, làm tổ tại tử cung và không xuất hiện kinh nguyệt. Ngược lại, nếu trứng không được thụ tinh trong 24 - 48 giờ (tương đương 1 - 2 ngày) thì lớp niêm mạc (do lượng hormone nội tiết Estrogen (*) tăng lên ở giai đoạn nang trứng và đạt đỉnh điểm ở giai đoạn rụng trứng) bắt đầu bong ra và sau đó một vài tuần sẽ xuất hiện kinh nguyệt.

    (*) Estrogen là hormone nội tiết sản sinh từ buồng trứng, tạo ra nhiều sự thay đổi ở nữ giới như có kinh nguyệt, nổi mụn, lông - tóc mềm mỏng hơn… 

    Vì sao chúng mình cần quan tâm ngày rụng trứng?

    Đối với các bạn gái mới dậy thì, nắm rõ ngày trứng rụng hàng tháng giúp bạn dễ dàng tính toán ngày hành kinh sắp tới để có sự chuẩn bị sẵn sàng và kịp thời phát hiện những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt (như chậm kinh, kinh nguyệt không đều…) và tìm cách xử trí kịp thời.

    Hết kinh nguyệt bao nhiêu ngày thì rụng trứng?

    Nhiều bạn lầm tưởng tính toán ngày rụng trứng dựa trên ngày sạch kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, cách tính phổ biến hiện nay thường dựa vào độ dài của mỗi chu kỳ kinh nguyệt. 

    Công thức cụ thể như sau:

    Ngày rụng trứng = Số ngày vòng kinh – 14 ngày.

    Ví dụ: Nếu ở tháng đầu tiên bạn bắt đầu theo dõi chu kỳ, ngày có kinh (ngày thứ 1) là 16/01/2024 và ở các tháng tiếp theo, ngày bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt lại (ngày thứ 1) là 12/02/2024, 10/03/2024 và 06/04/2024 (*) thì có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 ngày. Vậy nên:

    • Ngày rụng trứng = 28 - 14 = 14, có nghĩa là thời điểm trứng rụng có thể nằm trong khoảng ngày thứ 12 - 16 của chu kỳ (dao động trước - sau ngày rụng trứng tối đa 2 ngày). Theo đó, ngày rụng trứng tiếp theo có khả năng cao rơi vào khoảng 17/04/2024 - 21/04/2024.
    • Nếu trứng không thụ tinh thì ngày bắt đầu có kinh tiếp có thể là 03/05/2024.

    (*) Lưu ý: Chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt… nên để tính toán độ dài chu kỳ kinh nguyệt chính xác, bạn gái nên theo dõi số liệu thời gian có kinh trong 4 - 5 tháng liên tiếp.

    hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng

    Xác định khi nào rụng trứng, rụng trứng mấy ngày thì có kinh giúp bạn gái chuẩn bị tốt để không quá lo lắng, ngày kinh trôi qua nhẹ nhàng.

    Tuy nhiên, công thức trên chỉ mang tính chất tham khảo, phù hợp với những bạn gái có chu kỳ đều đặn hàng tháng. Còn đối với bạn có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thì cách tính này không chính xác, khi đó bạn nên kết hợp thêm các giải pháp khác (như dùng que thử rụng trứng hoặc quan sát các dấu hiệu cơ thể) để cho kết quả đúng nhất.

    Các dấu hiệu đặc trưng cho biết bạn đang rụng trứng

    Chắc hẳn rụng trứng có biểu hiện gì là thắc mắc chung của tất cả bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì. Trong thời gian rụng trứng, có một số bạn không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào của cơ thể, nhưng cũng có những bạn khác xuất hiện dấu hiệu như sau:

    • Tăng tiết dịch nhầy ở vùng kín: Vào thời điểm rụng trứng, lượng hormone Estrogen tăng cao nhất khiến khí hư âm đạo đặc lại, màu trong suốt như lòng trắng trứng (hoặc hơi ngả vàng) và không có mùi khó chịu.
    • Có thể xuất hiện đốm máu ở vùng kín: Khi trứng rụng, phần nang trứng bao quanh trứng vỡ ra, chuẩn bị cho quá trình thụ tinh sau đó. Do vậy, đôi khi bạn gái có thể thấy một vài đốm máu nhỏ (màu hồng nhạt, màu nâu hoặc màu đỏ tươi) dính trên quần lót, kéo dài tầm 1 - 2 ngày rồi hết hẳn.
    • Đau ngực: Sự thay đổi hormone bất thường trước lúc rụng trứng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ngực. Cụ thể, bạn dễ cảm thấy ngực hơi căng cứng, nhạy cảm và thỉnh thoảng đầu ngực sưng đỏ nhẹ.

    ngày rụng trứng

    Đau ngực nhẹ có thể là biểu hiện ngày rụng trứng.

    • Nhiệt độ cơ thể tăng lên: Trung bình nhiệt độ cơ thể bình thường nằm trong khoảng 36.2 – 36.5°C. Tuy nhiên, khi trứng bắt đầu rụng, chính sự tăng/giảm hormone bất thường như thế làm cho nhiệt độ cơ thể thay đổi theo, có thể lên đến 37°C (nhưng không có cảm giác uể oải, khác hoàn toàn với nóng sốt thông thường) và giữ ổn định trong 3 ngày liên tiếp. Dựa vào yếu tố đó, bạn có thể xác định khi nào trứng rụng và ngày hành kinh.
    • Đau bụng dưới và vùng chậu: Chính lượng hormone nội tiết bất thường, đôi lúc trong thời điểm trứng rụng, bạn còn cảm giác bụng dưới và phần xương chậu đau mỏi nhẹ nhưng chỉ kéo dài vài phút đến vài giờ. 
    • Các triệu chứng khác: Ngoài tất cả dấu hiệu như trên, một số bạn gái cũng bị khó tiêu, đầy hơi, chuột rút… mỗi lần trứng rụng.

    Nếu ngày rụng trứng bị trì hoãn, liệu kỳ kinh nguyệt có trễ không?

    Ngày rụng trứng và kinh nguyệt có liên quan mật thiết với nhau. Nếu trứng rụng ngay trong khi ban đang có kinh nguyệt thì được gọi là rụng trứng sớm, còn xảy ra sau ngày thứ 21 (kể từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt ở chu kỳ trước đó) được gọi là hiện tượng rụng trứng muộn (hay rụng trứng chậm). 

    Riêng trường hợp trứng rụng muộn, tất nhiên sẽ kéo theo ngày kinh ở lần tới đến trễ, đồng thời các bạn bị chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn khi hành kinh. 

    Theo đó, những nguyên nhân khiến rụng trứng sớm hay chậm phổ biến nhất là bệnh lý (buồng trứng đa nang, suy tuyến giáp…), đang sử dụng thuốc kê toa, tâm lý căng thẳng kéo dài, vận động quá sức, ăn kiêng quá độ…

    Vậy nếu bạn gái gặp tình trạng này thì khi nào nên đến gặp bác sĩ? Nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây thì nên đi khám càng sớm càng tốt:

    • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hay dài hơn 40 ngày.
    • Chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, kéo dài nhiều ngày liên tiếp (hơn 7 ngày).
    • Đau bụng dữ dội.
    • Mất kinh đột ngột. 

    >> Có thể bạn chưa biết: Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Lời khuyên: Khi các bạn gái phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ thường ngày, đừng ngại ngùng mà hãy chia sẻ ngay với cha mẹ để được theo dõi kịp thời và đi khám (nếu cần thiết).

    Trên đây là những thông tin hữu ích về ngày rụng trứng ở bạn gái tuổi dậy thì. Nhìn chung, nếu trang bị sẵn sàng mọi kiến thức cần thiết, hội con gái chúng mình có thể thuận lợi tính toán được ngày trứng rụng cũng như theo dõi chu kỳ kinh nguyệt sát sao để hành trình dậy thì diễn ra thuận lợi, khỏe mạnh và đầy ý nghĩa nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt bình thường bao nhiêu ngày rất quan trọng, vì có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ hành kinh và phát hiện điều bất thường nếu có.

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Những thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đến kỳ kinh nguyệt như hải sản giàu Omega-3, thịt gà, trái cây, rau củ,... Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Tình trạng mất kinh hay vô kinh xảy ra khá phổ biến ở những bạn gái mới lần đầu có kinh nguyệt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình huống này bạn không nên quá lo lắng mà hãy chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lần đầu có kinh nguyệt khiến bạn cảm thấy bối rối không biết nên làm gì? Hãy bỏ túi những thông tin hữu ích trong bài viết để tự tin đón nhận “ngàu dâu” một cách thoải mái nhé!

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Bước sang tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ bắt đầu chú ý nhiều hơn về việc chăm chút bản thân. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các bí quyết hay để phát triển bản thân mỗi ngày thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Độ tuổi dậy thì của con gái thường khoảng 8 - 13 tuổi, kéo dài tầm 3 - 4 năm. Đây là giai đoạn phát triển tâm sinh lý bình thường nên bạn nữ hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, chuẩn bị kiến thức vững vàng để sẵn sàng đón chào tuổi dậy thì khỏe mạnh.

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    Cùng Happy Bunny và Naiuoi vượt qua sóng gió những ngày dâu

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Cùng Bạn Thân Ngày Dâu khám phá progesterone là gì, có tác dụng thế nào đối với sức khỏe và cơ thể con gái tuổi dậy thì. Qua đó bạn sẽ hiểu rõ những thay đổi và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn!