10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt giúp bạn chuẩn bị tốt hơn

Admin, 2024-03-29 15:20:07

Bạn nữ dậy thì thường băn khoăn dấu hiệu sắp có kinh ra sao để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Một số biểu hiện sắp có kinh phổ biến là đau bụng dưới, căng tức ngực, khó ngủ, nổi mụn…

Xem nhanh

    Lo lắng không biết kinh nguyệt đến khi nào, dấu hiệu sắp tới tháng ra sao là điều mà mọi bạn gái vừa bước vào tuổi dậy thì gặp phải. Để có thể chủ động hơn thay vì lo sợ “đèn đỏ” đến bất chợt, hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu điểm qua vài biểu hiện sắp hành kinh nổi bật trong bài viết sau nhé!

    Đau bụng kinh

    Phần bụng dưới đau râm ran là một trong những cách nhận biết sắp tới tháng phổ biến. Các cơn đau bụng nhẹ có thể xuất hiện khoảng 1 tuần trước ngày đến kỳ kinh nguyệt, sau đó có thể đau nhiều hơn trước 1 - 2 ngày hành kinh. Lý do là vì lúc này cơ tử cung sẽ co bóp mạnh để đào thải niêm mạc tử cung bong ra.

    dấu hiệu có kinh

    Đau bụng dưới là một trong số dấu hiệu tới tháng của con gái rõ ràng nhất.

    Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì có thể giảm bớt cơn đau bằng cách uống nước ấm, tắm nước ấm, xoa bóp bụng dưới nhẹ nhàng, ngủ đủ giấc và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu Magie, Kẽm (như socola đen, ngũ cốc, bơ, chuối…).

    >> Xem ngay: Giải pháp khắc phục khi bị đau bụng khi có thể bạn chưa biết

    Căng và tức ngực

    Một số bạn gái gặp phải tình trạng căng tức ngực từ ngày thứ 12 - 16 trước chu kỳ kinh nguyệt mới (thời điểm rụng trứng) và dần đau hơn trước ngày “rụng dâu” khoảng 5 - 7 ngày. Nguyên nhân là do nồng độ hormone Progesterone và Estrogen tăng đột ngột khi trứng rụng khiến ngực căng lên.

    Để cảm thấy dễ chịu, các bạn nên thay đổi loại áo ngực có kích thước lớn hơn hoặc chườm lạnh vùng căng tức, tắm nước ấm,...

    Đau lưng dưới

    Đau lưng dưới cũng là một biểu hiện cho thấy bạn gái chuẩn bị đến tháng. Tình trạng này thường xảy ra trước kỳ kinh nguyệt 1 tuần (hoặc 1 - 2 ngày), do tử cung co bóp mạnh để làm bong lớp niêm mạc bên trong.

    Để giảm bớt cơn đau lưng dưới, bạn có thể chườm nóng, thử uống 1 ly trà lá mâm xôi, nằm nghỉ ngơi...

    >> Xem thêm: Cần chuẩn bị những gì khi con gái tới tuổi dậy thì?

    Tiết dịch âm đạo

    Đây là dấu hiệu sắp tới tháng mà bạn gái dễ dàng nhận biết với biểu hiện là dưới đáy quần lót sẽ dính nhiều chất dịch màu trắng trong và không mùi. Dấu hiệu này thường xảy ra trước ngày “đèn đỏ” tầm 5 - 7 ngày, là kết quả của quá trình tiết dịch và co bóp mạnh mẽ từ tử cung để loại bỏ niêm mạc bong tróc ra ngoài.

    Để tránh bị viêm nhiễm, các bạn nên chủ động vệ sinh vùng kín bằng dung dịch nhẹ dịu 1 - 2 lần/ngày (mỗi buổi sáng và buổi tối), thay quần lót mới thường xuyên (2 lần/ngày) và uống đủ nước.

    Nổi mụn trứng cá

    Là một biểu hiện sắp có kinh nguyệt phổ biến ở hầu hết bạn gái (trước khi sắp tới tháng tầm 1 tuần). Nguyên nhân gây nổi mụn trứng cá là vì nồng độ hormone Androgen tăng bất thường nên tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

    Cách để bạn nữ hạn chế mụn nội tiết là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học (nhất là ăn nhiều rau xanh, trái cây) và chế độ sinh hoạt lành mạnh (như ngủ đủ giấc, tập luyện thể thao đều đặn…). Ngoài ra, cũng đừng quên vệ sinh da đúng cách nhé.

    dấu hiệu đến tháng

    Nổi mụn trứng cá là triệu chứng sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết.

    >> Dành cho bạn: Cách chăm sóc cơ thể ngày kinh và những lưu ý cần biết

    Các vấn đề về tiêu hóa

    Không ít bạn thấy chướng bụng, khó tiêu và đôi khi tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ 1 - 2 ngày trước “ngày dâu”. Bởi lẽ, các cơn co thắt mạnh ở tử cung cũng phần nào ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cụ thể hơn là gây tăng tiết Prostaglandin tạo ra cơn đau quặn bụng và rối loạn tiêu hóa.

    Bạn đừng quá lo lắng vì dấu hiệu khi đến tháng này có thể khắc phục bằng cách bổ sung men vi sinh (ưu tiên từ sữa chua), ăn uống lành mạnh và tránh ăn đồ cay nóng hay nhiều dầu mỡ.

    Khó chịu, mệt mỏi

    Sự tăng - giảm hormone bất thường là tác nhân làm cho các bạn gái dễ cảm thấy thiếu năng lượng và mỏi mệt. Sự khó chịu như thế chỉ diễn ra trong vài ngày trước thời điểm bắt đầu hành kinh, nhưng bạn có thể giảm bớt tình trạng này nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

    Bạn hãy thử thả mình trong làn nước ấm kết hợp massage cơ thể (nhất là ở vùng bụng) nhẹ nhàng để giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng có thể rèn luyện các bài tập thở để giúp kích thích lưu thông máu, giảm cơn đau khó chịu ở bụng.

    Đau đầu

    Một trong những dấu hiệu sắp đến ngày “đèn đỏ” khác mà bạn nữ có thể gặp trước 2 ngày hành kinh là cảm giác đau đầu, choáng váng. Vì lúc này, Serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh giảm sút, dẫn đến các biểu hiện như trên.

    Nếu bạn cảm thấy đau đầu nhẹ trước kỳ kinh thì có thể thử chườm lạnh, nằm nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu. Ngoài ra, cũng nên rèn luyện thể chất cường độ nhẹ 30 phút mỗi ngày và duy trì chế độ ăn uống ít muối và ít đường.

    >> Xem thêm: Con gái tới tháng nên và không nên ăn gì?

    Mất ngủ

    Ngoài các biểu hiện trên, do nồng độ Estrogen trước thời điểm hành kinh cũng giảm xuống nên làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên. Vì vậy mà bạn nữ có thể khó đi vào giấc ngủ hơn so với bình thường.

    Để cải thiện vấn đề này, các bạn nên giữ không gian phòng ngủ mát mẻ, thông thoáng. Ngoài ra, nên nằm ở tư thế thoải mái và hạn chế sử dụng đồ uống chứa caffein vào buổi tối để dễ đi vào giấc ngủ.

    Dễ cáu gắt, bực bội

    Biểu hiện sắp tới tháng cũng khá phổ biến, thường xuất hiện trước khi hành kinh 5 - 7 ngày là bạn gái cảm thấy cáu gắt, bực bội về mọi thứ xung quanh. Điều này khá dễ hiểu bởi hormone Progesterone và Estrogen bên trong cơ thể đang thay đổi bất thường, từ đó gây ảnh hưởng đến tâm trạng.

    đến tháng

    Trẻ dậy thì khi gần đến ngày “đèn đỏ” thường hay cáu gắt, khó chịu.

    Một số bí quyết giúp cải thiện tâm trạng vào ngày kinh là bạn nữ có thể nghe nhạc thư giãn, trò chuyện với bạn bè, tham gia các hoạt động nhẹ nhàng ngoài trời. Bên cạnh đó cũng nên ăn uống đủ chất, đặc biệt tăng cường Magie, Kali, Canxi… từ thịt, trứng, sữa…

    Mặc dù không phải tất cả mọi người đều có các dấu hiệu sắp đến ngày rụng dâu khó chịu kể trên, nhưng có thể lưu lại bài viết và lời khuyên để giúp cơ thể thoải mái hơn trước kỳ kinh nguyệt mới. Bạn gái cũng đừng quên chuẩn bị sản phẩm băng vệ sinh Diana bên mình để sẵn sàng ứng phó lúc “nguy cấp” nhé!

    >> Có thể bạn chưa biết:

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Tình yêu tuổi học trò: 4 cách ứng xử khéo léo giáo viên nên biết

    Tình yêu tuổi học trò: 4 cách ứng xử khéo léo giáo viên nên biết

    Tình yêu tuổi học trò không xấu, nếu giáo viên ứng xử đúng sẽ giúp các bạn cân bằng tốt giữa tình yêu và học tập, đồng thời biết cách phát triển mối quan hệ lành mạnh để tạo động lực hoàn thiện bản thân.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Lựa chọn băng vệ sinh (BVS) phù hợp với nhu cầu, sở thích là điều cần thiết giúp bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác sạch sẽ và thoải mái trong những ngoài chu kỳ và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trên thị trường hiện có đa dạng các loại băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày cho các bạn gái có nhiều lựa chọn theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như học tập căng thẳng, tăng cân đột ngột, chế độ ăn uống thiếu chất… Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu tìm hiểu cách xử trí thích hợp ngay!

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Quan sát dịch âm đạo là cách đơn giản giúp bạn gái hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại. Hãy ‘bỏ túi’ một số kiến thức hữu ích trong bài viết về tình trạng khí hư màu nâu để không còn tâm lý lo ngại nữa nhé!