Đau căng ngực trước và trong kỳ kinh: Đừng quá lo lắng!

Admin, 2024-04-19 06:41:56

Đau ngực trước và trong kỳ kinh là một hiện tượng bình thường, xảy ra ở hầu hết bạn gái trong độ tuổi bắt đầu dậy thì đến khi trưởng thành. Các bạn có thể giảm đau bằng cách mang áo ngực thoải mái, tắm nước ấm, massage ngực nhẹ nhàng…

Xem nhanh

    Nhiều bạn nữ mới dậy thì thường cảm thấy đau ngực trước và trong kỳ kinh, khá lo lắng và không biết nên làm gì để giảm bớt đau nhức. Hãy để Bạn Thân Ngày Dâu giúp bạn giải đáp “tất tần tật” mọi thắc mắc về tình trạng này nhé! 

    Bật mí lý do đau ngực trước và trong kỳ kinh 

    Cảm giác đau ngực khi sắp có kinh nguyệt hoặc trong lúc có kinh nguyệt hết sức bình thường, xuất phát từ việc cơ thể tăng tiết tố hormone Estrogen (*) và giảm mạnh hormone Progesterone (**) khiến các mô ở ngực căng cứng. 

    (*) Hormone Estrogen là một loại nội tiết tố xuất hiện ở tuổi dậy thì, khiến cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi như có kinh nguyệt, nổi mụn trứng cá, ngực phát triển…

    (**) Hormone Progesterone là một loại hormone sinh dục ở nữ, được buồng trứng sản xuất từ trước thời điểm bạn nữ hành kinh lần đầu tiên và giữ vai trò điều hòa kinh nguyệt.

    căng ngực trước kỳ kinh

    Tình trạng đau ngực trước và trong kỳ kinh không có gì đáng lo ngại.

    Đau ngực khi hành kinh kéo dài bao lâu?

    Cơn đau ngực thường diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, kéo dài khoảng một tuần, sau đó giảm dần và hết hẳn sau khi hành kinh. 

    Tuy nhiên, một số ít bạn vẫn cảm thấy ngực hơi nhói trong khi có kinh hoặc khi đã hết kỳ kinh, nhưng không cần quá lo lắng vì có thể các hormone chưa thể trở về mức ổn định như bình thường.

    >> Xem thêm: Tất tần tật những dấu hiệu đến tháng mà bạn gái nên biết

    Đau ngực đến tháng: Khi nào cần lo lắng?

    Đau ngực (hay căng tức ngực) được xem là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết kỳ kinh nguyệt sắp đến gần và hoàn toàn bình thường (nếu xảy ra trước và trong kỳ kinh) nên không có gì đáng lo. 

    >> Bật mí thêm những dấu hiệu sắp có kinh nguyệt giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn!

    Tuy nhiên, nếu các bạn gặp phải các triệu chứng bất thường sau đây thì có thể xuất phát do bệnh lý hoặc vấn đề khác: 

    • Đau ngực dai dẳng hoặc dữ dội thành từng cơn.
    • Xuất hiện các cục cứng hoặc nổi hạch ở ngực, sờ vào có thể cảm nhận được. 
    • Cảm thấy khó thở, dễ hụt hơi.
    • Đầu ngực sưng đỏ, gây sốt.
    • Tình trạng đau ngực không thuyên giảm sau kỳ kinh.

    Lúc này, cách tốt nhất là hãy chủ động thông báo với phụ huynh càng sớm càng tốt để đi khám ngay và bác sĩ sẽ đề xuất hướng xử trí phù hợp nhất. 

    Mách nhỏ: Các bạn nữ gặp tình trạng đau ngực khi hành kinh (dù có hay không có kèm theo một số triệu chứng bất thường khác) đừng ngần ngại chia sẻ với bố mẹ nhé! Vì phụ huynh là người gần gũi bạn nhất, có kiến thức và kinh nghiệm hơn nên có thể đưa ra cách xử trí đúng đắn cho bạn. Hơn nữa, bố mẹ cũng là “điểm tựa” tinh thần vững chắc, sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong chặng đường phát triển.

    Những mẹo giúp giảm đau ngực trước kỳ kinh hoặc khi đến tháng

    Nếu cơn đau ngực khi hành kinh không phải đến từ nguyên nhân bệnh lý, bạn gái hoàn toàn có thể giảm bớt cảm giác khó chịu cho vùng ngực dễ dàng bằng cách:

    • Mặc áo lót rộng rãi: Tùy theo kích cỡ ngực, bạn lựa chọn loại áo phù hợp, tránh bó sát. Đặc biệt, mỗi lần đến tháng, các bạn cân nhắc thay thế loại có gọng, nâng ngực bình thường sang loại không gọng để cảm thấy thoải mái hơn.
    • Tắm nước ấm: Thêm một cách giảm đau ngực khi tới tháng hiệu quả khác là hãy tắm nước ấm, giúp các cơ ngực thư giãn và lưu thông máu tốt.
    • Massage nhẹ nhàng ở ngực: Trong lúc tắm, bạn gái đừng quên kết hợp động tác massage vùng ngực để cơ không căng tức và thư giãn hơn.

    >> Xem ngay cách chăm sóc cơ thể đúng chuẩn vào những ngày hành kinh TẠI ĐÂY.

    đau ngực trước kỳ kinh

    Massage vùng ngực nhẹ nhàng là cách giảm đau tức vùng ngực do đến tháng hữu hiệu.

    • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lo âu: Tâm lý càng căng thẳng thì cơn đau ngực càng tăng nên bạn hãy luôn giữ tinh thần tích cực, tránh suy nghĩ quá nhiều. 
    • Tập thể dục thường xuyên: Vận động nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày là cách giúp máu lưu thông trong cơ thể thuận lợi, hạn chế những cơn co thắt vùng ngực tối đa. Bạn có thể áp dụng các bài tập đơn giản như đi bộ, hít thở, vươn người… 
    • Ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sẽ góp phần giảm bớt căng ngực khi hành kinh. Trong đó, bạn ưu tiên ăn các loại thực phẩm lành mạnh (như trái cây, rau củ…), đặc biệt giàu chất Sắt vì tốt cho máu (như thịt đỏ, đậu, hải sản…) và tránh tiêu thụ đồ có cồn, chất kích thích, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… 

    >> Dành cho bạn: Con gái tới tháng nên và không nên ăn gì?

    Tóm lại, nếu đau ngực khi sắp hành kinh và trong kỳ kinh, đồng thời không kèm theo dấu hiệu lạ nào khác thì bạn không cần quá băn khoăn, chỉ cần áp dụng những cách giúp giảm đau tại nhà như trên. Tuy nhiên, trong trường hợp có triệu chứng bất thường, các bạn hãy mạnh dạn chia sẻ ngay với bố mẹ và đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

    Bạn Thân Ngày Dâu và Diana sẵn sàng đồng hành, bạn sẽ có thêm vô vàn kiến thức chăm sóc sức khỏe và tinh thần bổ ích, sẵn sàng chào đón tuổi dậy thì với nhiều điều thú vị. Ngoài ra, trên website cũng có công cụ giúp bạn theo dõi và tính toán chính xác khi nào “ngày dâu” đến, giúp bạn có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Đừng bỏ lỡ nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt bình thường bao nhiêu ngày rất quan trọng, vì có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ hành kinh và phát hiện điều bất thường nếu có.

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Những thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đến kỳ kinh nguyệt như hải sản giàu Omega-3, thịt gà, trái cây, rau củ,... Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Tình trạng mất kinh hay vô kinh xảy ra khá phổ biến ở những bạn gái mới lần đầu có kinh nguyệt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình huống này bạn không nên quá lo lắng mà hãy chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lần đầu có kinh nguyệt khiến bạn cảm thấy bối rối không biết nên làm gì? Hãy bỏ túi những thông tin hữu ích trong bài viết để tự tin đón nhận “ngàu dâu” một cách thoải mái nhé!

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Bước sang tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ bắt đầu chú ý nhiều hơn về việc chăm chút bản thân. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các bí quyết hay để phát triển bản thân mỗi ngày thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Độ tuổi dậy thì của con gái thường khoảng 8 - 13 tuổi, kéo dài tầm 3 - 4 năm. Đây là giai đoạn phát triển tâm sinh lý bình thường nên bạn nữ hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, chuẩn bị kiến thức vững vàng để sẵn sàng đón chào tuổi dậy thì khỏe mạnh.

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    Cùng Happy Bunny và Naiuoi vượt qua sóng gió những ngày dâu

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Cùng Bạn Thân Ngày Dâu khám phá progesterone là gì, có tác dụng thế nào đối với sức khỏe và cơ thể con gái tuổi dậy thì. Qua đó bạn sẽ hiểu rõ những thay đổi và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn!