Nguyên nhân 1 tháng có kinh 2 lần và cách xử lý bạn gái nên biết

Admin, 2024-05-21 10:54:18

Nếu nhận thấy có kinh 2 lần trong 1 tháng, bạn gái hãy mạnh dạn chia sẻ với bố mẹ để cùng nhau tìm cách xử trí hợp lý, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Xem nhanh

    Kể từ khi bước vào tuổi dậy thì, bạn gái sẽ có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng một lần. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất hiện tình trạng 1 tháng có kinh 2 lần làm nhiều bạn gái lo lắng. Trong bài viết dưới đây Bạn Thân Ngày Dâu sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí để cải thiện tình trạng này.

    Hiện tượng 1 tháng có kinh 2 lần ở tuổi dậy thì

    Thông thường, kinh nguyệt ổn định sẽ đến 1 lần 1 tháng với chu kỳ trung bình tầm 28 ngày, mỗi lần kéo dài 2 - 7 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ngắn hơn so với bình thường thì có thể xuất hiện tình trạng hành kinh 2 lần trong cùng 1 tháng.

    một tháng có kinh hai lần

    Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần chỉ trong 1 tháng phần lớn là vì chu kỳ của bạn ngắn hơn bình thường (ít hơn 28 ngày).

    >> Xem ngay: Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít và cách khắc phục

    Tại sao lại có kinh 2 lần trong 1 tháng?

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gái trong 1 tháng có kinh 2 lần như:

    Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

    Vì kinh nguyệt ở tuổi dậy thì chưa đều trong ít nhất 1 - 2 năm đầu (ảnh hưởng từ nồng độ hormone Estrogen và Progesterone (*) chưa ổn định và cơ quan sinh dục chưa hoàn thiện hoàn toàn) nên khả năng bị rối loạn kinh nguyệt rất cao, dẫn đến tình trạng có kinh 2 lần 1 tháng là điều bình thường.

    (*) Estrogen là một loại nội tiết tố xuất hiện ở tuổi dậy thì, khiến cơ thể phái nữ có nhiều thay đổi như lông tóc mềm mượt, có kinh nguyệt, nổi mụn trứng cá… Còn Progesterone là loại hormone sinh dục nữ quan trọng, được sản xuất ở buồng trứng và giữ vai trò điều hòa kinh nguyệt.

    >> Tìm hiểu ngay: Những nguyên nhân phổ biến khiến cho kinh nguyệt không đều mà có thể bạn chưa biết!

    Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

    Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng có thể do các thói quen không lành mạnh như thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn uống thiếu chất, căng thẳng quá mức… Những yếu tố này có thể gây rối loạn nội tiết tố, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc

    Một số trường hợp tự ý sử dụng thuốc trì hoãn kinh nguyệt thời gian dài sẽ gây mất cân bằng Progesterone, làm chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi bất thường (cụ thể hơn là rối loạn kinh nguyệt 1 tháng có 2 lần). Ngoài ra, các loại thuốc kháng viêm chứa thành phần Steroid (như Prednison) nếu lạm dụng liều cao thì cũng có khả năng ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện kinh nguyệt mỗi tháng.

    Mắc các bệnh phụ khoa

    Nguyên nhân có kinh 2 lần trong 1 tháng cũng có thể do bạn gái đang gặp phải vấn đề phụ khoa như viêm cổ tử cung, buồng trứng đa nang…

    Bệnh tuyến giáp

    Tuyến giáp là cơ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến hormone sinh dục. Nếu bộ phận này hoạt động quá mức hoặc ít hoạt động (do căng thẳng, sử dụng nhiều đồ có cồn, chấn thương, mắc bệnh lý về tuyến giáp…) thì sẽ làm cho kinh nguyệt ở nữ giới không đều (tăng khả năng rụng dâu 2 lần 1 tháng).

    Có kinh 2 lần trong 1 tháng có đáng lo không?

    Ở tuổi dậy thì, do buồng trứng chưa phát triển hoàn toàn nên nồng độ hormone trong cơ thể chưa ổn định, dễ gây ra rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng không quá đáng ngại mà bạn chỉ cần thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, ăn uống đủ chất, vận động thể chất đúng cách và chăm sóc vùng kín kỹ càng thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định theo thời gian.

    Với trường hợp kinh nguyệt có 2 lần 1 tháng thường xuyên, hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, máu ra quá ít hoặc quá nhiều, có màu đen sẫm… thì nhiều nguy cơ bạn đang gặp phải vấn đề bệnh lý phụ khoa. Lúc này, bạn nên chia sẻ với cha mẹ càng sớm càng tốt để được đưa đi khám và tìm cách giải quyết phù hợp nhé.

    có kinh hai lần một tháng

    Khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt khác lạ, bạn đừng ngại chia sẻ với người lớn để được hỗ trợ.

    >> Xem thêm: Tình trạng khí hư bất thường cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

    Nên làm gì để có kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh?

    Ngoại trừ nguyên do bệnh lý, phải điều trị theo lộ trình của bác sĩ chuyên khoa, bạn gái nên áp dụng những bí quyết bên dưới để giúp kinh nguyệt đều đặn hàng tháng:

    Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dưỡng chất

    Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đủ các nhóm chất cần thiết (gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường và vitamin - khoáng chất) góp phần khắc phục tình trạng xuất hiện kinh nguyệt 2 lần/tháng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua… và hạn chế các loại thức ăn nhanh, đồ ăn vặt nhiều đường… để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng.

    >> Dành cho bạn: Ăn gì giúp kinh nguyệt ra đều nhỉ?

    Thay đổi thói quen sinh hoạt

    Thường xuyên tập thể dục, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng… là những cách giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định hơn. Ngoài ra, vào những ngày đến tháng, bạn gái nên tránh hoạt động hay chơi thể thao quá sức và luôn giữ tinh thần vui vẻ, tránh căng thẳng.

    Vệ sinh và chăm sóc vùng kín đúng cách

    Chăm sóc “cô bé” đúng cách (đặc biệt trong ngày hành kinh) sẽ góp phần hạn chế rối loạn kinh nguyệt và tình trạng viêm nhiễm. Cụ thể bạn nên:

    - Dùng nước sạch và dung dịch vệ sinh dịu nhẹ làm sạch vùng kín hàng ngày. 

    - Thay băng vệ sinh mới sau 4 - 5 tiếng (với lượng máu kinh nhiều) hoặc 2 - 3 tiếng (với lượng máu kinh ít hoặc vừa) và sử dụng thêm băng vệ sinh hàng ngày để giúp vùng kín luôn khô ráo, tránh bị viêm nhiễm. Đồng thời nên chọn loại băng vệ sinh có kích thước và mục đích sử dụng phù hợp để cảm thấy thoải mái, nhất là trong những ngày hành kinh.

    - Thay quần lót mới hàng ngày và chọn loại quần vừa vặn với chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt. 

    - Cùng mẹ hoặc chị gái đi khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần.

    Chia sẻ với cha mẹ nếu kỳ kinh nguyệt có biểu hiện lạ

    Nếu cảm thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện lạ nào khi hành kinh (như kinh ra 2 lần chỉ trong 1 tháng, kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, màu sắc kinh nguyệt lạ…) thì hãy nhanh chóng chia sẻ với cha mẹ để được cho lời khuyên và hướng dẫn cách xử lý thích hợp. Hoặc phụ huynh sẽ đưa bạn đi thăm khám nhằm đảm bảo sức khỏe để bạn không quá lo lắng và có thể tập trung học tập.

    Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể gây nên hiện tượng có kinh 2 lần trong 1 tháng. Vì thế, trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước. Đồng thời, bạn hãy tuân thủ liều lượng thuốc được bác sĩ kê đơn, tránh tự ý tăng/giảm liều để đảm bảo an toàn.

    Đến đây, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc 1 tháng bị kinh 2 lần có sao không cũng như biết cách xử trí thích hợp nhất cho từng nguyên nhân. Nhìn chung, nếu lần đầu đến tháng nhưng lại bị 2 lần liên tiếp và không kèm theo dấu hiệu lạ nào thì bạn không nên quá lo lắng, chỉ cần thông báo với cha mẹ để đi khám bác sĩ (nhằm đảm bảo bản thân không mắc bệnh phụ khoa nào nghiêm trọng) và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

    Đừng quên theo dõi thêm các bài viết hữu ích khác trên website Bạn Thân Ngày Dâu để “bỏ túi” nhiều bài học chăm sóc cơ thể, thấu hiểu bản thân khi bước vào giai đoạn dậy thì nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Tôn trọng sự khác biệt là một cách lối úng xử văn minh mà giáo viên nên gửi đến cho các bạn học sinh ngay từ sớm. Bởi nếu hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt của người khác, mỗi bạn sẽ tự tin thể hiện cá tính riêng của mình, cũng như biết cách sống yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh hơn.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Lựa chọn băng vệ sinh (BVS) phù hợp với nhu cầu, sở thích là điều cần thiết giúp bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác sạch sẽ và thoải mái trong những ngoài chu kỳ và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trên thị trường hiện có đa dạng các loại băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày cho các bạn gái có nhiều lựa chọn theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như học tập căng thẳng, tăng cân đột ngột, chế độ ăn uống thiếu chất… Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu tìm hiểu cách xử trí thích hợp ngay!

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Quan sát dịch âm đạo là cách đơn giản giúp bạn gái hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại. Hãy ‘bỏ túi’ một số kiến thức hữu ích trong bài viết về tình trạng khí hư màu nâu để không còn tâm lý lo ngại nữa nhé!