Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách giảm đau bụng kinh để những ngày “tới tháng” được nhẹ nhàng hơn.
Ảnh: Unsplash
Tại sao lại bị đau bụng kinh khi đến kỳ?
Có 2 kiểu đau bụng kinh là đau bụng nguyên phát và đau bụng thứ phát.
- Phổ biến trong mọi trường hợp là đau bụng nguyên phát (hay còn được gọi là đau bụng kinh sinh lý). Thông thường, cơn đau xuất hiện khi kinh bắt đầu ra và kéo dài trong 1 đến 2 ngày đầu. Một số trường hợp có cảm giác đau trong khoảng 12 tiếng trước khi có kinh hoặc 6 giờ sau khi bắt đầu ra máu. Nguyên do bởi thông thường, khi đến chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc ở tử cung sản xuất ra prostaglandin – một loại axit béo có vai trò như chất trung gian hóa học gây viêm và đau. Đến ngày "đèn đỏ" lượng prostaglandin sản sinh quá mức, các cơ và mạch máu ở tử cung bị co lại bất thường, khiến lượng máu đến tử cung giảm đi, gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, dẫn đến những cơn đau bụng dưới.
- Đau bụng kinh thứ phát là tình trạng đau bụng kinh do các bệnh lý như: Lạc nội mạc tử cung, Adenomyosis, U xơ tử cung, Viêm vùng chậu mãn tính.
Ảnh: Freepik
Tần suất và thời gian diễn ra cơn đau bụng kinh có thể khác nhau đối với mỗi bạn gái. Một số người có thể đau bụng kinh dữ dội hơn người khác. Đôi khi đau bụng kinh đi kèm với nhức đầu, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy, đau lưng.
>> Tìm hiểu thêm các triệu chứng trong ngày "đèn đỏ":
Giải pháp giảm đau bụng kinh tại nhà hiệu quả
Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của bạn gái mà còn gây ra nhiều phiền hà trong cuộc sống. Để chu kỳ kinh nguyệt trôi qua một cách êm ả, hãy tham khảo một số giải pháp giảm đau bụng kinh tại nhà hữu hiệu.
Ảnh: Freepik
Cách phổ biến nhất để giảm đau bụng kinh là chườm ấm ở vùng bụng dưới, giúp cơ bị co bóp giãn ra và giảm đau hiệu quả. Bình nước nóng, túi ấm, hoặc gối ấm là những lựa chọn cần thiết để chườm ấm bụng. Vận động nhẹ nhàng như tập yoga cũng giúp cải thiện sự co bóp của cơ và giảm đau.
>> Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc "cô bé" đúng chuẩn vào những ngày kinh nguyệt
Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không steroid (NSAIDs) như ibuprofen để giảm viêm nhiễm và giảm cơn đau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này phải theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc và cần phải hiểu rõ thành phần, công dụng của thuốc trước khi uống để đảm bảo an toàn và tránh tác dụng phụ có thể xảy ra.
Ảnh: Unsplash
Ngoài ra, để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh, bạn gái cần thực hiện lối sống khoa học như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và ăn đủ dưỡng chất. Bổ sung thực phẩm giàu canxi, magiê và omega-3 giúp kiểm soát cảm giác đau và cân bằng hormone.
>> Dành cho bạn: Con gái tới tháng nên và không nên ăn gì?
Đặc biệt, bạn gái cần chú ý, khi đau bụng kinh dữ dội, lượng máu kinh nhiều, chu kỳ kinh không đều có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Do đó, cần liên hệ người thân, thăm khám bác sĩ để có giải pháp điều trị phù hợp. Việc tìm hiểu và chăm sóc sức khỏe bản thân là hành động cần thiết, không chỉ giúp giảm đau bụng kinh mà còn đảm bảo sức khỏe tổng thể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Tìm hiểu thêm về những chủ đề quan tâm của Hệ nhập môn: TẠI ĐÂY.