Hội chứng tiền kinh nguyệt: Nguyên nhân và cách khắc phục

Admin, 2024-05-07 14:39:54

Tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như vùng ngực căng tức, cơ thể tăng cân nhẹ, nhạy cảm,... giúp bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Xem nhanh

    Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà đa số con gái gặp phải. Vậy bạn có thắc mắc những triệu chứng tiền kinh nguyệt đó là gì không? Hay làm thế nào để giảm những triệu chứng này mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt và học tập? Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu & Diana theo dõi ngay bài viết nhé!

    Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Hiểu thế nào cho đúng?

    Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - viết tắt là PMS) là thuật ngữ chỉ những thay đổi về tâm trạng, cảm xúc, sức khỏe của con gái trước ngày hành kinh. Thời gian xảy ra hội chứng này là vào khoảng 7 - 10 ngày trước khi hành kinh và kết thúc vài giờ sau khi có kinh nguyệt.

    Đôi khi các triệu chứng của hội chứng PMS rất nhẹ và khó cảm nhận rõ ràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, các triệu chứng này có thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến học tập và chất lượng cuộc sống của các bạn gái.

    hội chứng tiền kinh nguyệt

    Hội chứng PMS xuất hiện trước ngày hành kinh và kết thúc khi con gái bắt đầu có kinh nguyệt.

    Các triệu chứng tiền kinh nguyệt bạn nên biết

    Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể dẫn đến một số thay đổi về sức khỏe thể chất, bao gồm: Đau bụng tiền kinh nguyệt; vùng ngực có biểu hiện căng tức; da xuất hiện mụn viêm, mụn trứng cá; thay đổi khẩu vị và thèm ăn hơn bình thường; tăng cân nhẹ và xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,...; cảm thấy mệt mỏi, đau âm ỉ vùng bụng và thắt lưng. 

    Bên cạnh các biểu hiện về thể chất, hội chứng PMS còn gây ra những thay đổi về tinh thần như: Bạn gái có tâm lý nhạy cảm hơn, dễ cáu gắt và nổi giận vô cớ; hay quên và thiếu tập trung; mất ngủ về đêm nhưng lại thích ngủ ngày hơn và thường có những giấc ngủ ngắn trong ngày.

    Nguyên nhân hội chứng tiền kinh nguyệt

    Các triệu chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện do các nguyên nhân sau:

    Yếu tố nội tiết

    Trước hành kinh 7 - 10 ngày, nồng độ progesterone và estrogen (*) giảm nhanh chóng gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Điều này làm chậm quá trình rụng trứng gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, lo lắng, cáu gắt,...

    (*) Ghi chú:

    • Estrogen là một loại hormone nội tiết tố nữ xuất hiện khi con gái bước vào tuổi dậy thì. Hormone có vai trò quyết định các đặc điểm về hình thể và sinh lý của con gái.
    • Progesterone là một loại hormone nội sinh quan trọng có tác dụng hỗ trợ hoạt động của tử cung, buồng trứng và các cơ quan sinh sản khác. Hormone này được sản xuất tại buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai (trong giai đoạn mang thai).

    hội chứng tiền kinh nguyệt pms

    Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau bụng, tăng cân,...

    Sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin (hormone hạnh phúc)

    Tình trạng giảm nội tiết tố estrogen có thể thúc đẩy giải phóng norepinephrine - chất dẫn truyền thần kinh chính trong hệ thần kinh giao cảm. Điều làm giảm sản xuất những chất giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc và hành vi như dopamine, acetylcholine, serotonin gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt ở con gái.

    Yếu tố lối sống

    Hội chứng PMS có thể xảy ra nếu bạn có lối sống không khoa học, thiếu lành mạnh, bao gồm:

    • Chế độ ăn thiếu chất, sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo và muối.
    • Thường xuyên sử dụng thức uống có gas, cà phê, trà,...
    • Chế độ sinh hoạt không khoa học, ngủ không đúng giờ, thiếu giấc và thiếu hoạt động thể chất.

    Tình trạng sức khỏe tinh thần hiện tại

    Tình trạng lo lắng, stress trong những ngày học tập căng thẳng, đặc biệt là mùa thi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Lúc này, tâm trạng các bạn gái thay đổi thất thường, dễ buồn bã hay khóc lóc.

    Hội chứng tiền kinh nguyệt có sao không?

    Hội chứng PMS là hiện tượng bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt nên các bạn nữ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt khiến cơ thể mệt mỏi nhiều, ảnh hưởng sinh hoạt, học tập,... thì bạn nên chia sẻ với cha mẹ để cùng theo dõi các biểu hiện này, sau đó tùy vào tình trạng cơ thể mà quyết định có nên đi khám hay không.

    tiền kinh nguyệt

    Nếu các triệu chứng tiền kinh nguyệt khiến bạn mệt mỏi, đau đớn,... thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn cách khắc phục.

    Cách giảm hội chứng tiền kinh nguyệt ở tuổi dậy thì

    Bạn có thể cải thiện hội chứng PMS bằng các cách sau:

    • Thay đổi lối sống khoa học: Bạn nên tạo thói quen ngủ đúng giờ, đủ giấc và thức dậy sớm mỗi ngày để có sức khỏe tinh thần tốt nhất. Khi trạng thái tâm lý thoải mái các triệu chứng của triệu chứng tiền kinh nguyệt sẽ cải thiện rõ rệt.
    • Điều chỉnh chế độ ăn uống đủ chất, lành mạnh: Để giảm hội chứng tiền kinh nguyệt, bạn nên tăng cường thực phẩm giàu canxi (sữa, hạnh nhân,...); vitamin B (rau lá xanh, thịt bò,...) và carbohydrate (bánh mì ngũ cốc, lúa mạch, đậu lăng,...). Đồng thời, bạn nên hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ hay uống thức uống như cà phê, trà đặc,... 
    • Thường xuyên vận động thể chất: Tập thể dục không chỉ giúp cơ thể tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh tật mà còn giúp bạn hạn chế lo lắng, stress - nguyên nhân gây ra triệu chứng tiền kinh nguyệt. Do đó, bạn nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng trước chu kỳ hành kinh như đau bụng, đau lưng, tâm trạng thất thường,...
    • Tìm cách giải tỏa căng thẳng: Bạn có thể nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, đặc biệt là nên tâm sự với bố mẹ về những khó khăn, áp lực,... của bản thân để hạn chế căng thẳng, từ đó giảm hội chứng tiền kinh nguyệt.

    Hy vọng những chia sẻ trong bài trên giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Qua đó, bạn cũng biết phương pháp giảm triệu chứng PMS để có chu kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng và thoải mái. Đừng quên đồng hành cùng Bạn Thân Ngày Dâu để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về kinh nguyệt và tâm sinh lý con gái chúng mình nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt bình thường bao nhiêu ngày rất quan trọng, vì có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ hành kinh và phát hiện điều bất thường nếu có.

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Những thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đến kỳ kinh nguyệt như hải sản giàu Omega-3, thịt gà, trái cây, rau củ,... Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Tình trạng mất kinh hay vô kinh xảy ra khá phổ biến ở những bạn gái mới lần đầu có kinh nguyệt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình huống này bạn không nên quá lo lắng mà hãy chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lần đầu có kinh nguyệt khiến bạn cảm thấy bối rối không biết nên làm gì? Hãy bỏ túi những thông tin hữu ích trong bài viết để tự tin đón nhận “ngàu dâu” một cách thoải mái nhé!

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Bước sang tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ bắt đầu chú ý nhiều hơn về việc chăm chút bản thân. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các bí quyết hay để phát triển bản thân mỗi ngày thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Độ tuổi dậy thì của con gái thường khoảng 8 - 13 tuổi, kéo dài tầm 3 - 4 năm. Đây là giai đoạn phát triển tâm sinh lý bình thường nên bạn nữ hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, chuẩn bị kiến thức vững vàng để sẵn sàng đón chào tuổi dậy thì khỏe mạnh.

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    Cùng Happy Bunny và Naiuoi vượt qua sóng gió những ngày dâu

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Cùng Bạn Thân Ngày Dâu khám phá progesterone là gì, có tác dụng thế nào đối với sức khỏe và cơ thể con gái tuổi dậy thì. Qua đó bạn sẽ hiểu rõ những thay đổi và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn!