Bước vào tuổi dậy thì, bạn gái vẫn còn nhiều bỡ ngỡ khi làm quen với chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, nhiều bạn băn khoăn không biết kinh nguyệt ra nhiều có sao không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc này và đưa ra một số lưu ý bạn nữ nên biết. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Kinh nguyệt ra nhiều là như thế nào?
Kinh nguyệt ra nhiều được hiểu là tình trạng lượng máu kinh ra nhiều và có kinh kéo dài trên 7 ngày. Những biểu hiện thường gặp là:
- Máu kinh chứa nhiều cục máu lớn.
- Thay băng vệ sinh liên tục trong nhiều giờ hoặc phải sử dụng cùng lúc nhiều miếng băng vệ sinh để tránh tràn máu kinh ra ngoài.
Khi gặp trạng kinh nguyệt ra nhiều, bạn gái có thể phải thay băng vệ sinh trong đêm để kiểm soát lượng máu kinh.
>> Tìm hiểu ngay: Ở tuổi dậy thì kinh nguyệt kéo dài 15 ngày có sao không?
Nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ra nhiều
Tình trạng ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt có thể do các nguyên nhân như:
Rối loạn nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết tố do lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến lượng máu kinh ra nhiều.
Ảnh hưởng của thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm cân, thuốc nội tiết, các loại thuốc chứa steroid,… có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến máu ra nhiều hơn bình thường. Lúc này, bạn nên chia sẻ với cha mẹ nếu nghi ngờ do ảnh hưởng của thuốc để được đưa đi thăm khám.
Vấn đề phụ khoa
Bạn gái có thể gặp phải vấn đề phụ khoa như hội chứng buồng trứng đa nang, u xơ, lạc nội mạc tử cung,... khiến kinh nguyệt ra nhiều ngày không hết. Ngoài ra, nếu bạn gái vệ sinh vùng kín không đúng cách sẽ dẫn đến viêm nhiễm, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Kinh nguyệt ra nhiều có sao không?
Hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều lần trong tháng có thể khiến các bạn nữ:
- Bị thiếu máu do mất máu quá nhiều.
- Choáng váng, xanh xao, dễ bị đuối sức.
- Sức khỏe thể chất không ổn định, từ đó ảnh hưởng tinh thần, gây ra mệt mỏi, khó chịu.
Vậy kinh nguyệt ra nhiều hay ít thì tốt? Kinh nguyệt ra quá nhiều hay quá ít đều không tốt. Nếu kinh nguyệt ra nhiều có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, thì kinh nguyệt ra ít có thể do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, căng thẳng, stress, suy nhược cơ thể,…
Tốt nhất là chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn với thời gian hành kinh kéo dài từ 3-5 ngày . Đồng thời, bạn gái không có dấu hiệu bất thường như chậm kinh, máu kinh có mùi hôi,…
Nên làm gì khi kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài?
Nếu nhận thấy kinh nguyệt ra nhiều bất thường, các bạn nữ nên thông báo với phụ huynh để đến gặp bác sĩ phụ khoa nhằm chẩn đoán nguyên nhân và có hướng can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó, để điều hòa kinh nguyệt ổn định, các bạn gái lưu ý nên:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại trái cây nhiều nước (dưa hấu, dưa chuột), các loại rau xanh lá (cải xoăn, rau bina), các loại thực phẩm giàu sắt, protein (thịt gà, cá),...
- Tập luyện thể thao thường xuyên (đi bộ, tập yoga, cầu lông,...) để thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm xúc tích cực, giúp cải thiện tâm trạng.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng. Bạn gái nên hỏi ý kiến cha mẹ hoặc nhờ cha mẹ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng vệ sinh sau mỗi 4 giờ trong thời kỳ kinh nguyệt, kết hợp mặc quần áo thoáng mát để tránh tình trạng viêm nhiễm.
Ăn uống lành mạnh và khoa học hỗ trợ bạn có chu kỳ kinh nguyệt ổn định.
>> Xem ngay: Con gái tới tháng nên và không nên ăn gì?
Với những thông tin trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và hướng xử trí phù hợp. Ngoài ra, để có thêm kiến thức về kỳ kinh nguyệt của tuổi dậy thì, mời bạn cùng tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích tại website Bạn Thân Ngày Dâu từ Diana nhé!