Mặc dù trễ kinh khi dậy thì là điều bình thường nhưng bạn không nên chủ quan. Bài viết sau của Bạn Thân Ngày Dâu sẽ giải đáp lý do chậm kinh ở tuổi dậy thì và cách xử trí để cải thiện tình trạng này, cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu chậm kinh là gì?
Chậm kinh (hay trễ kinh) là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện khi đến kỳ rụng dâu. Nói cách khác, nếu quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh gần nhất mà bạn gái vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại thì được coi là chậm kinh.
Nếu quá 35 ngày từ kỳ kinh nguyệt gần nhất mà bạn không rụng dâu thì sẽ được xem là chậm kinh.
>> Tìm hiểu ngay: Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Nguyên nhân gây trễ kinh
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn xuất hiện tình trạng chậm kinh:
Thường xuyên căng thẳng
Ở độ tuổi dậy thì, tâm lý các bạn gái có nhiều sự thay đổi, nhạy cảm hơn và dễ bị tác động từ môi trường xung quanh nên có thể bị căng thẳng và lo lắng nhiều. Từ đó, ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng và làm kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn.
Vận động quá sức, sinh hoạt chưa hợp lý
Thường xuyên thức khuya, hay luyện tập thể dục thể thao quá sức… cũng có thể gây ra áp lực cho cơ thể, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ. Điều này làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và xảy ra tình trạng trễ kinh.
Giảm cân quá mức
Nguyên nhân chậm kinh ở bạn gái tuổi dậy thì có thể do sụt cân đột ngột vì ăn kiêng sai cách. Điều này làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và giảm sản xuất hormone Estrogen, từ đó gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến trễ kinh nhiều ngày.
(*) Estrogen là một loại nội tiết tố xuất hiện ở tuổi dậy thì, khiến cơ thể bạn nữ có nhiều thay đổi như lông tóc mềm mượt, có kinh nguyệt, ngực nở…
Ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, điều này có thể gây ra rối loạn nội tiết tố và dẫn đến các vấn đề về kinh nguyệt, bao gồm trễ kinh.
Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Khi bước vào giai đoạn dậy thì, cơ thể bạn gái vẫn đang phát triển và buồng trứng cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Do đó, nồng độ nội tiết tố thường tiết ra chưa ổn định, khiến trứng không rụng hoặc không phóng noãn đúng chu kỳ, từ đó làm cho kinh nguyệt không đều gây chậm kinh ở tuổi dậy thì.
Gặp các vấn đề sức khỏe
Mắc các bệnh về tuyến giáp, bệnh phụ khoa, rối loạn chức năng gan, buồng trứng đa nang,... cũng có thể dẫn đến chậm kinh. Ví dụ tình trạng buồng trứng đa nang khiến cơ thể sản xuất nội tiết tố nam là Androgen nhiều hơn, gây ra sự rối loạn nội tiết tố nữ, từ đó dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt chậm trễ.
(*) Androgen còn gọi là nội tiết tố nam, có vai trò giúp phát triển cơ quan sinh dục nam hoặc các đặc trưng giới tính nam ở tuổi dậy thì như lông, cơ bắp, vỡ giọng,...
Trễ kinh có sao không?
Chậm kinh tuổi dậy thì là hiện tượng sinh lý bình thường vì hoạt động nội tiết tố và buồng trứng chưa thực sự ổn định. Tuy nhiên, chậm kinh kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống, khiến bạn gái mệt mỏi, lo lắng, ảnh hưởng đến việc học tập.
Do đó, bạn gái không nên chủ quan, nếu quá 5 ngày mà kỳ “rụng dâu” vẫn chưa xuất hiện thì đây có thể là hiện tượng bất thường báo hiệu vấn đề sức khỏe. Bạn hãy chia sẻ với ba mẹ để có cách xử trí kịp thời nhé!
Cách cải thiện tình trạng chậm kinh
Nếu nhận thấy dấu hiệu có kinh trễ, bạn gái đừng ngần ngại chia sẻ với cha mẹ để được đưa đi thăm khám kịp thời. Theo đó, tùy vào từng nguyên nhân gây chậm kinh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp, chẳng hạn như dùng thuốc hoặc điều chỉnh lối sống, sinh hoạt,...
Lưu ý: Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp mẹo dân gian chưa được kiểm chứng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hãy chia sẻ với ba mẹ tình trạng đang gặp phải nhận được cách xử trí nhanh chóng hiệu quả.
Cách duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều, ngừa trễ kinh
Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn, bạn gái hãy tham khảo các cách dưới đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế rối loạn nội tiết tố, từ đó giúp chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn.
- Để cải thiện kinh nguyệt không đều, bạn gái nên đi ngủ sớm, không thức quá khuya, và đừng quên tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp.
- Bạn gái nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ với dung dịch làm sạch dịu nhẹ và chú ý thay đồ lót hàng ngày, để tránh tình trạng ẩm ướt, dẫn đến viêm nhiễm. Bên cạnh đó, đừng quên chọn băng vệ sinh phù hợp giúp “cô bé” khỏe mạnh, tránh bị viêm nhiễm.
>> Xem thêm: Cách lựa chọn và sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp
Gợi ý đến con gái sản phẩm băng vệ sinh Diana, đây là thương hiệu băng vệ sinh thuộc tập đoàn Unicharm Nhật Bản. Với mong muốn chăm sóc sức khỏe cho bạn gái và phụ nữ Việt Nam, Diana tiên phong đem đến sản phẩm băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày với công nghệ hiện đại và chất lượng cao nhất. Xem thông tin chi tiết về băng vệ sinh Diana TẠI ĐÂY.
Một số câu hỏi thường gặp về trễ kinh
Để hiểu hơn tình trạng kinh nguyệt tới trễ có sao không, hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu xem qua những giải đáp dưới đây:
Kinh nguyệt đang đều thì bị chậm do đâu?
Kinh nguyệt đang đều mà bị chậm có thể do các nguyên nhân như rối loạn kinh nguyệt, căng thẳng quá mức, ăn uống thiếu chất hoặc mắc bệnh phụ khoa… Để biết chính xác, bạn gái nên đến bác sĩ thăm khám.
Chậm kinh lâu nhất là bao nhiêu ngày?
Tùy nguyên nhân mà thời gian trễ kinh sẽ khác nhau, có thể là 2 - 3 ngày, trên 1 tuần, hoặc 1 tháng. Để dễ dàng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng và giúp phát hiện vấn đề bất thường kịp thời, bạn gái có thể sử dụng tính năng ghi lại ngày “dâu” trên website Bạn Thân Ngày Dâu.
Chậm kinh, khí hư ra nhiều và có màu lạ có sao không?
Trường hợp chậm kinh kèm theo các biểu hiện bất thường như khí hư ra nhiều, có màu lạ (màu vàng, màu vàng xanh, màu nâu sẫm,...) có thể là triệu chứng của một số bệnh lý phụ khoa. Các bạn nên chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ tìm cách khắc phục.
>> Dành cho bạn: Khí hư là gì? Dấu hiệu khí hư bình thường và bất thường
Chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Thông thường, trễ kinh dưới 5 ngày vẫn được xem là bình thường. Nhưng nếu nhận thấy chậm kinh trên 5 ngày, bạn nên đi thăm khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc tại sao bị chậm kinh cũng như biết cách xử trí và cải thiện tình trạng này. Mặc dù trễ kinh ở tuổi dậy thì là hiện tượng bình thường, nhưng nếu diễn ra trong thời gian dài, bạn hãy chia sẻ với cha mẹ để được thăm khám bác sĩ (nhằm đảm bảo bản thân không mắc bệnh phụ khoa nào nghiêm trọng) nhé.
Đừng quên theo dõi thêm các bài viết hữu ích khác trên website Bạn Thân Ngày Dâu để có thêm nhiều kiến thức, chủ động chăm sóc bản thân ở độ tuổi dậy thì thật khỏe mạnh!