Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

Admin, 2024-05-15 11:24:03

Cùng Bạn Thân Ngày Dâu khám phá progesterone là gì, có tác dụng thế nào đối với sức khỏe và cơ thể con gái tuổi dậy thì. Qua đó bạn sẽ hiểu rõ những thay đổi và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn!

Xem nhanh

    Progesterone là một trong những loại hormone nữ được buồng trứng sản xuất khi bạn gái bước vào tuổi dậy thì. Đây là hormone quan trọng trong việc duy trì chu kỳ kinh nguyệt của con gái chúng mình. Để biết rõ hơn về hormone này, hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu theo dõi bài viết dưới đây.

    Hormone progesterone là gì?

    Progesterone là một loại hormone sinh dục nữ được sản xuất chủ yếu tại buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai (trong giai đoạn mang thai). Theo đó, trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể tiết ra lượng hormone progesterone khác nhau nhằm hỗ trợ hoạt động của tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác của hệ sinh sản.

    Progesterone là gì?

    Progesterone là nội tiết tố nữ được sản xuất bởi buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai (trong giai đoạn mang thai).

    Progesterone có tác dụng gì với con gái ở tuổi dậy thì?

    Khi con gái bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng bắt đầu sản xuất hormone progesterone nhiều hơn. Lúc này, hormone progesterone kết hợp với hormone estrogen thực hiện chức năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái. Qua đó, giúp bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 - 31 ngày (tùy theo cơ địa).

    Nồng độ progesterone thay đổi theo từng thời kỳ

    Nồng độ của hormone progesterone không ổn định mà thay đổi theo từng thời kỳ. Cụ thể:

    Trước giai đoạn dậy thì

    Nồng độ hormone progesterone tiết ra không nhiều, chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất Steroid nội sinh khác và tham gia hoạt động của não bộ. 

    Đến giai đoạn dậy thì

    Progesterone được buồng trứng sản xuất nhiều hơn cho đến khi bạn gái có kinh lần đầu tiên. Kể từ đây, nồng độ hormone progesterone thay đổi theo mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt:

    - Giai đoạn tiền rụng trứng của chu kỳ kinh nguyệt: Nồng độ progesterone duy trì ở mức thấp trong khoảng 0,2-1,5 ng/mL.

    - Giai đoạn rụng trứng: Progesterone tăng dần, cao nhất khoảng 2 – 25 ng / mL hoặc 6,4 – 79,5nmol /mL. Lúc này, nếu trứng không được thụ tinh thì nồng độ progesterone tăng nhanh đến mức tối đa đạt 10-20 ng/mL. Còn nếu trứng không được thụ tinh thì progesterone sẽ giảm xuống và niêm mạc tử cung sẽ bong ra, kinh nguyệt xuất hiện.

    >> Tìm hiểu ngay: Rụng trứng là gì? Cách tính ngày rụng trứng sau khi hết kinh

    Cẩn trọng với sự thiếu hụt hormone progesterone ở tuổi dậy thì

    Mặc dù nồng độ progesterone có thể thay đổi theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, nhưng bạn không nên chủ quan. Bởi hormone này có vai trò rất quan trọng với sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của bạn gái nói riêng, đặc biệt đây là yếu tố liên quan trực tiếp đến điều hòa kinh nguyệt.

    Dưới đây là một số yếu tố có thể gây thiếu hụt progesterone mà bạn nên chú ý:

    - Stress, căng thẳng: Tình trạng lo lắng, stress kéo dài, đặc biệt trong mùa thi sẽ kích hoạt quá trình sản xuất cortisol - hormone căng thẳng. Lúc này, thận có thể chuyển đổi một số nội tiết tố, bao gồm cả progesterone thành hormone cortisol. Điều này khiến nồng độ progesterone giảm đi đáng kể.

    - Tập thể dục quá sức: Việc tập luyện cường độ cao trong thời gian dài có thể khiến cơ thể căng thẳng và tăng cường sản xuất hormone cortisol thay vì progesterone. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt progesterone ở bạn gái.

    Một số dấu hiệu nhận biết cơ thể bị thiếu hụt progesterone như:

    - Thay đổi tâm trạng, thường xuyên lo lắng: Khi thiếu hormone progesterone, tâm trạng của các bạn gái thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, tức giận hoặc chán nản, buồn bã.

    - Kinh nguyệt không đều: Khi bị thiếu progesterone, các bạn nữ sẽ có lượng kinh nguyệt ít hơn rất nhiều và chu kỳ kinh nguyệt sẽ rất ngắn.

    Tốt nhất khi nhận thấy những dấu hiệu kể trên, bạn nên báo với mẹ hoặc chị gái để cùng theo dõi các triệu chứng trong một thời gian. Sau đó tùy tình trạng tiến triển như thế nào sẽ quyết định có nên đi khám hay không.

    >> Hãy cùng Bạn thân ngày dâu tìm hiểu tuổi dậy thì có thật sự ổn hay bất ổn TẠI ĐÂY nhé!

    Hy vọng sau khi tham khảo bài trên bạn đã biết rõ hormone progesterone là gì, đóng vai trò như thế nào đối với sức khỏe con gái. Qua đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn, từ đó có sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng thể ổn định.

    Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về sức khỏe tuổi dậy thì, bạn hãy thường xuyên theo dõi Bạn Thân Ngày Dâu nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Tôn trọng sự khác biệt là một cách lối úng xử văn minh mà giáo viên nên gửi đến cho các bạn học sinh ngay từ sớm. Bởi nếu hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt của người khác, mỗi bạn sẽ tự tin thể hiện cá tính riêng của mình, cũng như biết cách sống yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh hơn.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Lựa chọn băng vệ sinh (BVS) phù hợp với nhu cầu, sở thích là điều cần thiết giúp bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác sạch sẽ và thoải mái trong những ngoài chu kỳ và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trên thị trường hiện có đa dạng các loại băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày cho các bạn gái có nhiều lựa chọn theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như học tập căng thẳng, tăng cân đột ngột, chế độ ăn uống thiếu chất… Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu tìm hiểu cách xử trí thích hợp ngay!

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Quan sát dịch âm đạo là cách đơn giản giúp bạn gái hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại. Hãy ‘bỏ túi’ một số kiến thức hữu ích trong bài viết về tình trạng khí hư màu nâu để không còn tâm lý lo ngại nữa nhé!