Nằm ngủ trong tư thế không thoải mái; đi học, đi chơi, vận động cũng phải cực kỳ nhẹ nhàng; liên tục phải vào nhà vệ sinh kiểm tra hay phải thường xuyên ngoái đầu ra nhìn đằng nhìn sau quần,… là điều mà ít nhiều bạn gái đều đã từng trải qua chỉ vì sợ băng vệ sinh (BVS) bị tràn và dây bẩn ra quần áo.
Đa phần tình trạng tràn băng đều bắt nguồn từ những nguyên nhân ít ai nghĩ tới.
Vậy tràn băng do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Chọn băng vệ sinh chưa phù hợp
Có thể bạn chưa biết nhưng băng vệ sinh quá ngắn, bề ngang quá hẹp hay độ thấm hút kém là “thủ phạm” chính gây ra tràn băng.
Lời khuyên cho bạn gái là hãy chọn băng vệ sinh có kích thước vừa vặn với cơ thể, phù hợp với lượng kinh nguyệt, thời điểm sử dụng và sở thích cá nhân.
Cụ thể, với thời điểm ban ngày hay ban đêm, tùy lượng kinh nguyệt ra nhiều - trung bình - ít mà bạn nữ có thể chọn các loại BVS ban ngày/ban đêm khác nhau với độ mỏng vừa đủ, bề mặt khô thoáng và thấm hút tốt.
Bên cạnh đó, bạn có thể lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu và sở thích cá nhân, chẳng hạn như: chất liệu mặt lưới hoặc mặt bông; ưu tiên tính năng thấm hút hay chống tràn hay ngăn hằm bí; có cánh hoặc không cánh; cảm giác mát hoặc không mát; có mùi hương nhẹ dịu hoặc không mùi; có khả năng kháng khuẩn/khử mùi; có nhiều họa tiết thiết kế trên bao bì/miếng băng hay không họa tiết,...
Để chọn loại băng vệ sinh phù hợp, ngoài sở thích cá nhân, bạn hãy chú ý đến lượng kinh nguyệt và thời điểm sử dụng nữa nhé!
Lưu ý là khi đi ngủ thì bạn nên chọn BVS ban đêm có kích thước dài để thoải mái với các tư thế nằm.
>> Tìm hiểu:
- Kinh nguyệt ra ít có sao không? Làm cách nào để xử trí tốt nhất?
- Quizz: Đi tìm loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu cá nhân
- Mách bạn gái mẹo chống 'tràn dâu' khi ngủ
Ở thời điểm ngoài chu kỳ, đầu chu kỳ hoặc cuối chu kỳ, bạn có thể sử dụng BVS hàng ngày với kích thước nhỏ hơn, mỏng nhẹ hơn. Để giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho “cô bé”, các bạn hãy dùng BVS hàng ngày còn có thể kiểm soát khí hư, mồ hôi (thời điểm ngoài chu kỳ) hay phòng tránh kinh nguyệt đến bất ngờ (đầu chu kỳ) và hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt còn ít (cuối chu kỳ) nữa đó.
Đặc biệt, bạn gái hãy nhớ luôn chọn băng vệ sinh chất lượng từ các thương hiệu uy tín như Diana để bảo vệ an toàn cho vùng kín không bị viêm nhiễm, nấm ngứa nhé!
>> Xem ngay: Dùng băng vệ sinh bị dị ứng, ngứa ngáy phải làm sao?
Không thay băng vệ sinh theo chỉ định
Thực tế là có khá nhiều bạn gái thường quên hoặc thậm chí là lười thay băng. Tuy nhiên, các bạn biết không, điều này không chỉ khiến BVS bị nhanh chóng đầy và tràn ra bên ngoài quần áo mà còn gây ra cảm giác hằm bí, khó chịu và có mùi hôi. Mặt khác, dùng băng quá lâu còn tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dễ dẫn tới các bệnh phụ khoa.
Vậy nên, khi băng đã ướt khoảng 40 - 60% hoặc bạn đã sử dụng BVS trong vòng 4 - 8 tiếng thì hãy mau mau thay mới nhé. Trường hợp nếu bạn đang gặp các vấn đề về phụ khoa thì thời gian có thể rút ngắn xuống còn khoảng 2 - 3 tiếng.
Thay băng sau 4-8 giờ sử dụng hoặc khi băng đã ướt khoảng 40 - 60% là cách đơn giản mà hiệu quả để phòng ngừa băng tràn.
>> Hướng dẫn: Chia sẻ cách đeo băng vệ sinh không lo bị tràn
Quần “chip” quá rộng
Thông thường, chúng mình sẽ có 2 cách để dùng BVS. Một là dán trực tiếp vào quần lót với BVS dạng miếng, hai là mặc trực tiếp như quần lót với BVS dạng quần.
Khi dùng BVS dạng miếng, nếu quần quá rộng thì khi đi đứng hoặc ngồi xuống nhiều lần sẽ khiến băng vệ sinh lệch ra khỏi vùng tiết máu và gây ra tình trạng tràn.
Trong khi đó, quần lót quá chật có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của máu đến buồng trứng, khiến các hoạt động tại đây bị đình trệ, ức chế hormone sinh dục. Mặc đồ quá chật cũng khiến vùng kín bí bách, dễ mắc một số bệnh viêm nhiễm, nấm âm đạo…
Một chiếc quần lót vừa vặn với cơ thể không chỉ giúp bạn gái cảm thấy thoải mái mà còn ngăn ngừa nguy cơ tràn băng.
Bí kíp cho các cô gái là hãy chọn quần lót có độ ôm vừa vặn, mềm mại, mịn mát, co giãn tốt. Tùy thuộc vào hoạt động trong ngày mà bạn có thể chọn quần có chất liệu hoặc kiểu dáng khác nhau.
Chẳng hạn, nếu tập thể dục thì bạn nên chọn đồ lót có chất liệu cotton, microfibers, nylon hoặc polyester, tránh mặc quần ren hay lụa thì thấm hút mồ hôi kém, gây khó chịu. Về kiểu dáng thì các nàng cân nhắc việc mặc quần lọt khe nhé vì sẽ rất khó dán BVS đấy.
>> Đừng bỏ lỡ: Cách chăm sóc 'cô bé' đúng chuẩn trong ngày kinh nguyệt
Vận động quá mạnh
Tập luyện thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe là điều tốt. Tuy nhiên, nếu đang trong kỳ “rớt dâu”, các bài tập cardio, HIIT cường độ cao sẽ dễ khiến cho băng vệ sinh bị tràn đột ngột. Ngoài ra, khi vận động mạnh, mồ hôi vùng vùng kín tiết ra nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Trường hợp này, các nàng nên ưu tiên những bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp, thời gian ngắn như đi bộ, yoga, các bài giãn cơ… Chúng vừa giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi khi “rớt dâu”, vừa có thể tạo cảm xúc tích cực, giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thoải mái hơn.
Bạn nên ưu tiên những bài tập yoga, đi bộ, vận động nhẹ nhàng… nếu không muốn rơi vào tình huống “khó đỡ” nhé!
>> Giải đáp: Đến tháng có nên tập thể dục không? Cần lưu ý gì?
Tràn băng vệ sinh là sự cố không mong muốn nhưng hoàn toàn có thể tránh được khi chúng mình hiểu rõ nguyên nhân. Điều quan trọng nhất là bạn phải học cách lắng nghe và quan sát cơ thể mình để lựa chọn sản phẩm BVS phù hợp và sinh hoạt, tập luyện hợp lý.
Và đừng quên theo dõi thêm các bài viết về tuổi dậy thì trên website Diana để tham khảo những chia sẻ, lời khuyên hữu ích khác nữa nha!