Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng không nên tập thể dục vào ngày đèn đỏ vì có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, gia tăng cảm giác khó chịu. Liệu điều này có đúng? Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu và Diana tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Một số hiểu nhầm của bạn gái về tập thể dục ngày đèn đỏ
Hiểu nhầm 1: Tập thể dục làm cho kinh nguyệt ra nhiều và kỳ kinh kéo dài hơn
Giải đáp: Tập luyện thể thao đúng cách (bài tập phù hợp, cường độ vừa phải) KHÔNG ảnh hưởng đến việc hành kinh (cụ thể hơn là không kéo dài ngày hành kinh hay ra máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường), mà còn hỗ trợ kinh nguyệt lưu thông ở tử cung tốt hơn, không bị ứ đọng - nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng, đau bụng dưới… hàng đầu.
>> Xem ngay: Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra nhiều và những điều cần lưu ý
Hiểu nhầm 2: Tập thể dục khi đến tháng dễ bị tràn băng vệ sinh
Giải đáp: Các nguyên nhân tràn băng phổ biến là sử dụng băng vệ sinh (BVS) chưa đúng cách, chọn BVS kích thước không phù hợp, vận động quá sức… Theo đó, bạn gái chỉ cần chọn cỡ BVS phù hợp, thấm hút tốt cũng như sử dụng đúng hướng dẫn (tham khảo tại đây) và cân nhắc lựa chọn một vài bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, giãn cơ… thì sẽ không lo bị tràn băng.
Tập thể dục khi tới tháng với cường độ thích hợp không ảnh hưởng đến kinh nguyệt như nhiều bạn gái lầm tưởng.
>> Tìm hiểu ngay: Những “thủ phạm” quen mặt gây tràn băng mà bạn gái chưa chắc đã biết!
Vậy đến tháng có nên tập thể dục không nhỉ?
Câu trả lời là CÓ, nhưng chỉ nên vận động nhẹ nhàng, vừa sức. Bởi lẽ, thói quen tập thể dục ngày đèn đỏ mang đến nhiều lợi ích như:
Giảm mệt mỏi và đau bụng kinh
Vận động cơ thể khi đến tháng sẽ giải phóng hormone Endorphin* giúp bạn cảm thấy dễ chịu, tràn đầy năng lượng và bớt đau bụng.
(*) Endorphin được biết đến như là một chất giảm đau tự nhiên do cơ thể tự sản sinh và cũng là một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, giữ vai trò “sản xuất” những cảm xúc tích cực cho cơ thể (như vui vẻ, hạnh phúc, phấn chấn…).
Cải thiện tâm trạng “thất thường”
Vào ngày hành kinh, tâm trạng bạn gái có nhiều sự thay đổi vì nội tiết tố Estrogen và Progesterone** tăng - giảm liên tục. Lúc này, nếu bạn tập thể dục cường độ phù hợp thì tinh thần dần thoải mái, tâm trạng vui vẻ hơn chính nhờ lượng hormone Endorphin tăng cao (được tiết ra khi cơ thể vận động).
(**) Estrogen và Progesterone cùng là hormone nội tiết sản xuất ở buồng trứng. Trong đó, Estrogen giúp tạo ra thay đổi mới mẻ ở cơ thể con gái tuổi dậy thì (như nổi mụn, vòng ngực nở nang, có kinh nguyệt…), còn hormone Progesterone thực hiện nhiệm vụ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Vận động cơ thể nhẹ nhàng có tác dụng cải thiện tâm trạng mệt mỏi thường gặp ở những “ngày dâu”.
>> Dành cho bạn: Mẹo giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua!
Tăng cường sức khỏe
Trong 2 tuần đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ nội tiết tố nữ Progesterone và Estrogen đều ở ngưỡng thấp nhất, có thể làm bạn gái thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Vì thế, dành ra tối thiểu 30 phút mỗi ngày rèn luyện thể chất vừa sức hỗ trợ bạn gái thư giãn các cơ, hạn chế tình trạng đau nhức lưng, ngực, bụng… khi tới tháng và tăng cường thể lực hiệu quả.
Gợi ý các bài tập thể dục cho bạn gái vào ngày đèn đỏ
Dưới đây là những bài tập cường độ nhẹ phù hợp với mọi bạn gái mỗi lần đến tháng:
Đi bộ
Bạn nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày để đi bộ, giúp giảm triệu chứng đầy bụng, mệt mỏi. Lưu ý trước khi tập luyện, các bạn hãy khởi động kỹ lưỡng, tránh chuột rút và không nên đi bộ với tốc độ quá nhanh hay đi quá lâu vì sẽ khiến cơ thể mất sức.
Cardio
Ngoài đi bộ, bạn cân nhắc tập cardio nhẹ nhàng (như squat cơ bản, chạy bộ tại chỗ, đạp xe…), khoảng 3 - 4 buổi/tuần nhằm giảm các triệu chứng khó chịu khi đến ngày hành kinh.
Yoga và Pilates
Bạn cân nhắc thêm tập Yoga và Pilates trước khi đến tháng 2 - 3 ngày giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, giảm chuột rút… Nếu trong thời gian hành kinh, bạn cảm thấy không quá mệt mỏi thì vẫn có thể tập luyện hai bài tập này.
Yoga là một bài tập lý tưởng cho những ngày kinh nguyệt tới.
Bạn gái cần lưu ý gì khi tập thể dục ngày hành kinh?
Rèn luyện thể chất vào thời điểm đến tháng tuy tốt là thế, nhưng để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạn cần lưu lại những lưu ý quan trọng sau:
- Tránh tập các bài tập mức độ nặng, đòi hỏi dùng nhiều sức (như nâng tạ, chạy bộ tốc độ cao…).
- Nên khởi động toàn bộ cơ thể nhẹ nhàng trước khi tập thể dục nhằm hạn chế chuột rút, nhức mỏi sau tập.
- Uống đủ nước ấm khi tập thể dục để tránh mất nước và góp phần xoa dịu tử cung, giảm đau bụng dưới (nếu có).
- Nếu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu thì nên dừng tập luyện và nghỉ ngơi thay vì cố quá sức.
- Lựa chọn loại băng vệ sinh thấm hút, kháng khuẩn tốt giúp phòng tránh tình trạng tràn băng trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, bạn gái cũng có thể “kết thân” với băng vệ sinh dạng quần của Diana với nhiều ưu điểm nổi bật như thiết kế dạng quần dễ mang, chống tràn 360 độ, mỏng nhẹ, thấm hút tốt… giúp tạo cảm giác thoải mái khi mang, tránh bí bách và không lo bị “tràn dâu”.
- Trong lúc tập luyện, nếu ra mồ hôi nhiều thì bạn đừng quên sử dụng khăn bông mềm thấm khô, tránh gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn. Còn sau khi tập luyện, bạn hãy nghỉ ngơi, đợi cơ thể khô hết mồ hôi, nhịp tim ổn định (tầm khoảng 20 - 30 phút sau tập) rồi mới tắm rửa để không bị cảm.
Đến đây, chắc hẳn bạn gái đã có câu trả lời phù hợp nhất cho thắc mắc tới tháng có nên tập thể dục không, đồng thời tìm được những bài tập ưng ý cho mình vào mỗi ngày kinh nguyệt đến. Đừng lo sợ “ngày dâu” tới nữa nhé vì đã có Bạn Thân Ngày Dâu đồng hành trong chuyên mục Cẩm nang cho Hệ nhập môn!