Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ dễ bỡ ngỡ với nhiều sự thay đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý. Vì thế trong giai đoạn này, con cần có sự giúp đỡ, đồng hành từ cha mẹ để phát triển khỏe mạnh, hình thành lối sống tích cực. Thông qua bài viết sau đây, Bạn Thân Ngày Dâu sẽ gợi ý một số phương pháp dạy con tuổi dậy thì hữu ích, cha mẹ cùng tham khảo nhé!
Vì sao cần biết cách nuôi dạy trẻ phù hợp ở tuổi dậy thì?
Trẻ đến tuổi dậy thì có nhiều sự thay đổi từ:
- Thể chất: Cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiệu dậy thì như tăng chiều cao, nổi mụn trứng cá, xuất hiện lông mu, lông nách,…
- Nhận thức: Trẻ phát triển khả năng phân tích, suy nghĩ, ghi nhớ tốt và có thể tiếp nhận nhiều thông tin đa chiều hơn.
- Tâm lý, cảm xúc: Con có xu hướng độc lập, muốn có sự riêng tư. Đồng thời, trẻ nhận biết nhiều cảm xúc mới như rung cảm với bạn khác giới, dễ tự ti, lo lắng vì ngoại hình, áp lực đồng trang lứa,…
Trước những sự thay đổi này, trẻ dễ phát triển sai lệch nếu không được định hướng đúng từ sớm Do đó, bố mẹ cần biết cách dạy con tuổi dậy thì nhằm giúp trẻ vượt qua giai đoạn này, phát triển và hoàn thiện bản thân để tạo nền tảng tốt cho tương lai.
>> Tìm hiểu ngay: Bí quyết giáo dục trẻ ngang bướng ở tuổi dậy thì mà cha mẹ cần biết
Chia sẻ 6 cách dạy con tuổi dậy thì bố mẹ nào cũng nên biết
Phụ huynh có thể tham khảo một số phương pháp dạy trẻ tuổi dậy thì sau đây để đồng hành cùng con nhé:
Thống nhất và thiết lập kỷ luật cho trẻ
Ở tuổi dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Vì thế, cha mẹ nên trò chuyện, giải thích để trẻ hiểu rõ về giới tính, sinh lý và tình dục giúp con có nền tảng kiến thức và tâm lý vững chắc hơn. Bên cạnh đó, bạn nên thống nhất với trẻ về giờ giấc sinh hoạt, học tập,... nhằm giúp con hình thành những thói quen tốt. Cha mẹ cũng nên tuân thủ kỷ luật để làm gương cho trẻ thực hiện theo, và đừng quên chuẩn bị những phần thưởng khi trẻ hoàn thành tốt những điều đã thống nhất.
Dạy trẻ cách chăm sóc và bảo vệ bản thân ở tuổi dậy thì
Phụ huynh nên nên chia sẻ với con về những dấu hiệu thay đổi ở cơ thể khi đến tuổi dậy thì. Đặc biệt đối với con gái, cha mẹ cần chỉ con cách xử trí khi có kinh nguyệt như hướng dẫn trẻ sử dụng băng vệ sinh, uống nước ấm hoặc trà gừng để giảm đau bụng kinh,.... Đồng thời, con cũng cần được dạy cách tự bảo vệ bản thân để tránh nguy cơ xâm hại cơ thể.
>> Xem thêm: Hướng dẫn con 4 vùng riêng tư trên cơ thể và cần biết cách bảo vệ
Mẹ nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ với con những kiến thức hữu ích về chăm sóc và bảo vệ bản thân ở tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên chia sẻ với con những kiến thức dinh dưỡng cần thiết cho tuổi dậy thì. Chẳng hạn như trẻ hướng dẫn con ăn uống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất như: chất đạm (thịt, tôm, cá), chất béo (lòng đỏ trứng, mỡ động vật), tinh bột (gạo, miến, khoai), canxi (sữa, hải sản). Ngoài ra, bạn cũng cần khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để rèn luyện sức khỏe như bơi lội, chạy bộ, cầu lông,...
>> Tìm hiểu ngay: Con gái tới tháng nên và không nên ăn gì?
Làm bạn cùng con và dạy con cách tôn trọng đúng đắn
Trẻ đến tuổi dậy thì bắt đầu có nhu cầu muốn được người khác tôn trọng. Vì thế, thay vì bắt buộc con làm theo ý mình, cha mẹ nên hỏi ý kiến của trẻ trước và đưa ra lời khuyên khi cần thiết. Sau đó, nếu con có ý kiến khác thì phụ huynh cần giải thích và tìm cách điều hướng đúng cho con. Đặc biệt, cha mẹ nên tôn trọng quyền riêng tư của con để đáp ứng nhu cầu được quyết định các vấn đề cá nhân, đồng thời phát triển kỹ năng tự lập, tinh thần trách nhiệm. Phụ huynh nên gõ cửa khi vào phòng con, không tự ý xem tin nhắn điện thoại, lục soát đồ,... nhưng cũng cần theo dõi và quan tâm trẻ để tránh vượt qua tầm kiểm soát của mình.
Song song, cha mẹ nên làm bạn cùng con bằng cách dành thời gian trò chuyện và lắng nghe, tôn trọng những nguyện vọng của con trong giới hạn cho phép. Chẳng hạn như, trẻ có thể thiết kế phòng ngủ theo phong cách yêu thích, ăn mặc theo cá tính hoặc được để kiểu tóc theo ý muốn nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sự và phù hợp.
Trẻ gần gũi và mở lòng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của mình nếu mẹ thường xuyên trò chuyện và lắng nghe con.
>> Xem thêm: Tôn trọng quyền riêng tư, cá tính của con ở tuổi dậy thì
Rèn luyện tư duy tích cực, tự lập cho trẻ
Tư duy tích cực giúp con tập trung và hướng tới những điều tốt đẹp trong bất kỳ tình huống nào. Nhờ đó, trẻ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để giúp con có tư duy tích cực như khuyến khích trẻ khám phá, tìm hỏi và học hỏi, động viên con tự tin thể hiện bản thân, bày tỏ quan điểm cá nhân,...
Song song, nên tạo điều kiện cho con phát triển khả năng tự lập, điều này sẽ trẻ sẽ tự tin về bản thân, có thể giải quyết và tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình. Tuy nhiên, ba mẹ nên theo dõi, có thể là người cho lời khuyên khi cần để con có cách xử lý đúng đắn.
Hãy để con được theo đuổi ước mơ của mình
Mỗi bạn nhỏ đều nuôi dưỡng ước mơ dựa theo sở thích, điểm mạnh riêng. Khi có ước mơ, trẻ sẽ được tiếp thêm động lực để cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức. Vì thế, cha mẹ nên theo dõi xem con có năng khiếu gì, giỏi về lĩnh vực nào. Nếu trẻ chưa biết mình thích gì, bạn có thể đồng hành cùng con tìm ra sở trường, thế mạnh để chọn một mục tiêu phấn đấu cho tương lai. Sau đó, bạn hãy khuyến khích, tạo điều kiện để con được học tập, theo đuổi mong ước và đam mê.
>> Xem thêm: Cách giúp trẻ tự tin vào bản thân để khẳng định chính mình!
Không nên phán xét và so sánh
Ở tuổi này, trẻ rất dễ nhạy cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh mình. Đặc biệt, trẻ cảm thấy bị tổn thương “cái tôi” khi cha mẹ phán xét và so sánh với người khác. Điều này còn làm trẻ trở nên xa cách, làm ngược lại điều cha mẹ mong muốn vì cảm thấy dù có cố gắng thế nào cũng không được công nhận. Chẳng hạn như khi cha mẹ so sánh thành tích học tập của con với bạn bè, trẻ sẽ có xu hướng hình thành những cảm xúc tiêu cực như ganh ghét, đố kỵ, thậm chí ghét bạn.
Phụ huynh nên chấp nhận rằng mỗi trẻ có năng lực học tập với ưu điểm và hạn chế riêng. Ví dụ như, trẻ có thể không giỏi toán nhưng học văn rất tốt, hoặc con có năng khiếu về thể thao vượt trội hơn những môn học khác.
Hy vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ đã biết cách dạy con tuổi dậy thì phù hợp để giúp trẻ hoàn thiện bản thân và phát triển tốt hơn trong tương lai. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về tuổi mới lớn của con, mời quý phụ huynh cùng khám phá thêm tại trang web Bạn Thân Ngày Dâu của Diana nhé!