Tôn trọng quyền riêng tư của con tuổi dậy thì như thế nào?

Admin, 2024-05-21 11:59:42

Cha mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư của con ở tuổi dậy thì. Điều này giúp trẻ có cảm giác an toàn và xây dựng sức khỏe tinh thần tốt hơn.

Xem nhanh

    Tuổi dậy thì là một giai đoạn khá nhạy cảm và trẻ dễ trở nên bướng bỉnh, nổi loạn nếu cảm thấy không được tôn trọng. Vậy cha mẹ nên làm thế nào để tôn trọng quyền riêng tư của con, giúp con có cảm giác an toàn và ý thức hơn với suy nghĩ, hành động? Lời giải đáp có ngay trong bài viết sau đây, mời phụ huynh cùng tham khảo nhé!

    Vấn đề riêng tư tuổi dậy thì - Cha mẹ cần hiểu rõ

    Mong muốn có sự riêng tư là điều hoàn toàn tự nhiên khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên. Vì lúc này trẻ bắt đầu có nhiều mối quan tâm khác, ngoài gia đình và học hành. Ðặc biệt, con đã có chính kiến, biết lập luận và muốn thể hiện ý kiến, cái tôi của mình. Do đó, trẻ có xu hướng mong muốn cha mẹ tôn trọng những sở thích cá nhân và muốn được tự quyết định các vấn đề của mình.

    Chẳng hạn như, trẻ muốn được người lớn coi trọng ý kiến và tham gia vào quá trình ra quyết định trong các vấn đề cá nhân như chọn quần áo, giày dép, kiểu tóc phù hợp… Ngoài ra, khi không được chấp thuận một vấn đề nào đó, con có thể yêu cầu người lớn giải thích lý do. Hoặc, trẻ đề nghị được đối xử một cách tôn trọng, không bị kiểm soát quá mức như chơi với bạn nào, nói chuyện gì với bạn bè,…

    Hơn hết, là cha mẹ - chúng ta cũng đã trải qua tuổi dậy thì nên hiểu vì sao con có sự mong muốn về sự riêng tư này. Tuy nhiên, tùy từng trẻ, chúng ta có những cách tôn trọng quyền riêng tư phù hợp với con mình để mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát ở mức cho phép.

    quyền riêng tư

    Cha mẹ nên có cách tôn trọng quyền riêng tư của con trong tầm kiểm soát nhất định.

    >> Xem ngay: Bí quyết giáo dục trẻ ngang bướng ở tuổi dậy thì

    Điều gì xảy ra nếu trẻ không được tôn trọng quyền riêng tư?

    Nếu cha mẹ không biết cách tôn trọng quyền riêng tư của con có thể dẫn đến một số tác hại như:

    Mối quan hệ cha mẹ - con cái dần xấu đi

    Khi cha mẹ có những hành động xâm phạm quyền riêng tư của con như đọc nhật ký, kiểm soát những mối quan hệ bạn bè…, trẻ có cảm giác không được tôn trọng. Lúc này, con sẽ muốn giữ khoảng cách với cha mẹ, lâu ngày khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên thiếu sự gắn kết, chia sẻ.

    Trẻ có xu hướng hình thành tâm lý che giấu và nói dối

    Sự kiểm soát thái quá của cha mẹ có thể khiến con thu mình lại. Thậm chí, trẻ sẽ cố gắng che giấu mọi thứ, nói dối ngày một nhiều và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát của phụ huynh.

    Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần

    Việc cha mẹ có những hành động xâm phạm quyền riêng tư của con như lục lọi đồ đạc, đọc trộm tin nhắn,... có thể khiến trẻ cảm thấy lo lắng, trầm cảm. Từ đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của con khi trưởng thành.

    Trẻ dễ bị khiếm khuyết các kỹ năng sống cần thiết

    Nhiều cha mẹ nghĩ rằng chỉ khi kiểm soát con thật chặt thì trẻ mới không sa ngã, mắc sai lầm. Nhưng thực chất, sự bảo vệ quá mức của cha mẹ có thể ngăn cản con trải nghiệm cuộc sống, khiến trẻ thiếu những kỹ năng cần thiết như tự lập, chịu trách nhiệm,…Ngoài ra, khi con không được làm chủ cuộc sống riêng tư, trẻ cũng sẽ không tôn trọng quyền riêng tư của người khác. 

    >> Tìm hiểu ngay: Cách xóa tan khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái để thấu hiểu con

    Cách tôn trọng quyền riêng tư của con cái hiệu quả, dễ thực hiện

    Sự riêng tư là một phần không thể thiếu trong hành trình trưởng thành của con. Vì thế, để cùng con lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ, cha mẹ có thể tham khảo một số cách tôn trọng quyền riêng tư của trẻ như sau:

    Chủ động chia sẻ, tâm sự với con

    Cha mẹ nên chủ động trò chuyện với con bằng cách kể những câu chuyện thực tế làm dẫn chứng. Từ đó đưa ra thông điệp mà cha mẹ muốn truyền đạt hoặc chia sẻ, giúp con hiểu rõ lý do vì sao cha mẹ lại khuyên bảo mình như vậy, tránh những bất đồng trong quan điểm. Chẳng hạn như, khi thấy con có dấu hiệu nói dối để đi chơi, cha mẹ có thể chia sẻ với con câu chuyện thực tế tương tự và hệ quả giúp con nhận thức về hành động không đúng của mình.

    quyền riêng tư cá nhân

    Cha mẹ nên chủ động chia sẻ, tâm sự với con để trẻ nhận thức được hành động chưa đúng của mình và sửa đổi.

    Lắng nghe và tôn trọng quyết định của con

    Một trong những cách thể hiện sự tôn trọng ý kiến của con là kiên nhẫn lắng nghe trẻ chia sẻ. Nếu cần thiết, cha mẹ có thể khuyên nhủ con một cách khách quan, tránh làm trẻ cảm thấy bị phê phán, trách móc. Đồng thời, khi con đưa ra quyết định riêng thì cha mẹ nên yêu cầu con đưa ra lời giải thích cụ thể. Nếu cha mẹ thấy quan điểm của con hợp lý thì cần thể hiện sự tôn trọng. Trường hợp con đang đi sai hướng thì phụ huynh nên có giải pháp giúp con điều chỉnh phù hợp hơn. Đây là cách tạo sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái, xóa bỏ khoảng cách thế hệ và giúp trẻ có ý thức trách nhiệm trước các quyết định của bản thân. Nhờ vậy, con sẽ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mọi thứ với cha mẹ, đồng thời cha mẹ cũng có cơ hội thấu hiểu con hơn. 

    Tránh các hành động xâm phạm quyền riêng tư cá nhân

    Để thể hiện sự tôn trọng quyền riêng tư của con, cha mẹ nên tránh những hành động như:

    - Nghe lén con nói chuyện điện thoại.

    - Đọc trộm nhật ký.

    - Kiểm tra tài khoản email của con.

    - Lục lọi đồ đạc trong phòng của trẻ.

    - Liên tục gọi điện thoại kiểm tra xem trẻ đang làm gì, đi với ai,...

    - Tìm cách thăm dò trẻ trên mạng xã hội.

    Thể hiện sự quan tâm bằng cách hỏi trực tiếp con, thay vì thăm dò lén lút

    Nếu cha mẹ muốn biết con đang nghĩ gì, làm gì thì cách thể hiện sự quan tâm tốt nhất là hỏi trực tiếp trẻ. Đây là giải pháp giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng cuộc sống riêng tư, đồng thời cha mẹ cũng có thể công khai theo dõi các sinh hoạt hằng ngày của con.

    Trường hợp trẻ không chịu chia sẻ, các bậc phụ huynh đừng vội từ bỏ vì có lẽ con chỉ đang thiếu một chút lòng tin ở mình. Lúc này, cha mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con nhiều hơn bằng tất cả tình yêu thương, trẻ sẽ cảm nhận được và dễ dàng mở lòng để trao đổi thoải mái hơn.

    tôn trọng quyền riêng tư của người khác

    Các phụ huynh hãy kiên nhẫn dành thời gian trò chuyện với trẻ để con cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ mọi thứ.

    Hạn chế việc giám sát quá mức

    Theo dõi sự trưởng thành của trẻ là trọng trách tất yếu của cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên can thiệp khi cần thiết để bảo vệ an toàn và sự phát triển của con. Vì thế, phụ huynh nên tránh việc giám sát mọi hoạt động của con một cách quá mức như:

    - Bên cạnh con mọi lúc mọi nơi: Hãy cho con không gian riêng để trải nghiệm và kết nối với các mối quan hệ xung quanh. Chẳng hạn như, vào những dịp tham gia các buổi tiệc cùng bạn bè, thay vì đi cùng con, cha mẹ nên cho con không gian riêng. 

    - Không cho trẻ khám phá thế giới xung quanh: Nhiều cha mẹ vì yêu thương con mà bảo vệ trẻ quá mức. Điển hình như việc khi trẻ chơi ngoài công viên, vì sợ con bị thương mà bạn không cho trẻ tham gia những hoạt động vui chơi như trượt cầu tuột, chơi xích đu,... Tuy nhiên, sự bảo bọc này sẽ khiến trẻ trở nên thụ động và hình thành thói quen tự cô lập mình với bạn bè.

    - Điều khiển người khác để có lợi cho con: Ví dụ, khi trẻ tham gia một môn thể thao nào đó, cha mẹ yêu cầu huấn luyện viên phải thay đổi cách giáo dục để có lợi cho con hơn. Hành động này vô tình khiến con ỷ lại vào cha mẹ và ngăn cản trẻ phát triển khả năng tự giải quyết vấn đề. 

    >> Xem ngay: Những tips hay giúp trẻ phát triển bản thân mỗi ngày

    Đặt ra các quy tắc cơ bản: Tôn trọng nhưng vẫn cần kỷ cương

    Cha mẹ nên đặt ra kỷ luật và nguyên tắc ứng xử trong gia đình để con không vi phạm những lễ giáo căn bản. Chẳng hạn như:

    - Nếu cha mẹ không thể có mặt ở nhà khi con đi học về, hãy yêu cầu con gọi điện thoại báo là con đã về.

    - Khi trẻ bắt đầu trò chuyện, cha mẹ hãy dừng lại những việc đang làm và lắng nghe con. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng bạn quan tâm đến những điều đang xảy ra trong cuộc sống của con.

    - Đặt ra quy tắc cơ bản về thời gian về nhà mỗi tối, chơi máy vi tính, xem tivi,... nhằm giúp con hình thành thói quen sinh hoạt phù hợp.

    Cha mẹ nào cũng yêu thương con bằng cả tấm lòng, và đừng quên thể hiện điều đó bằng việc tôn trọng quyền riêng tư của trẻ. Đó là cách tốt nhất để có thể gần gũi, đồng hành cùng các bạn nhỏ đang trong giai đoạn tuổi dậy thì “tập tành” làm người lớn.

    Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về tâm sinh lý tuổi mới lớn của trẻ, cha mẹ đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website Bạn Thân Ngày Dâu nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Tôn trọng sự khác biệt là một cách lối úng xử văn minh mà giáo viên nên gửi đến cho các bạn học sinh ngay từ sớm. Bởi nếu hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt của người khác, mỗi bạn sẽ tự tin thể hiện cá tính riêng của mình, cũng như biết cách sống yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh hơn.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Dạy con cách vệ sinh ở tuổi dậy thì với 3 tips đơn giản!

    Dạy con cách vệ sinh ở tuổi dậy thì với 3 tips đơn giản!

    Cha mẹ nên chia sẻ các kiến thức vệ sinh ở tuổi dậy thì cho trẻ để giúp con giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng kín sạch sẽ, tránh các vi khuẩn gây hại.

    Tôn trọng quyền riêng tư của con tuổi dậy thì như thế nào?

    Tôn trọng quyền riêng tư của con tuổi dậy thì như thế nào?

    Cha mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư của con ở tuổi dậy thì. Điều này giúp trẻ có cảm giác an toàn và xây dựng sức khỏe tinh thần tốt hơn.

    Chia sẻ 6 cách đồng hành cùng con ở tuổi dậy thì

    Chia sẻ 6 cách đồng hành cùng con ở tuổi dậy thì

    Khi trở thành người bạn đồng hành cùng con ở tuổi dậy thì, cha mẹ sẽ có cách hỗ trợ giúp trẻ vượt qua những khó khăn, từ đó giúp con phát triển khỏe mạnh.

    Các cách dạy con tuổi dậy thì mà bậc phụ huynh nên biết

    Các cách dạy con tuổi dậy thì mà bậc phụ huynh nên biết

    Tham khảo các cách dạy con tuổi dậy thì giúp cha mẹ thấu hiểu, có giải pháp để hỗ trợ và đồng hành cùng con phát triển khỏe mạnh, vững vàng.

    Hiểu về tuổi dậy thì của con - 5 điều bố mẹ cần biết để không bỡ ngỡ

    Hiểu về tuổi dậy thì của con - 5 điều bố mẹ cần biết để không bỡ ngỡ

    Phụ huynh nằm lòng 5 điều về tuổi dậy thì của con trong bài viết dưới đây để đồng hành cùng con trong cột mốc trưởng thành quan trọng này, qua đó có thể hướng dẫn con cách đối mặt với những thay đổi và định hướng suy nghĩ đúng đắn cho con.