Tuổi dậy thì với nhiều thay đổi về tâm sinh lý, có thể làm trẻ cảm thấy hoang mang và gặp nhiều khó khăn. Khi đó, cha mẹ hãy khéo léo trở thành bạn đồng hành cùng trẻ vượt qua giai đoạn này. Sau đây là 6 cách đồng hành cùng con ở tuổi dậy thì, phụ huynh cùng tham khảo để luôn là chỗ dựa vững chắc cho con nhé!
Thế nào là đồng hành cùng con?
Trong mọi giai đoạn trẻ phát triển, không thể thiếu sự đồng hành của cha mẹ. Đồng hành cùng con tức là theo dõi, quan tâm và hành động cùng trẻ để vượt qua những trở ngại, khó khăn. Đặc biệt là ở giai đoạn tuổi dậy thì, trẻ cần có sự hướng dẫn, trợ giúp và nâng đỡ từ cha mẹ để thêm an tâm, tự tin hơn trong hành trình phát triển khỏe mạnh.
Có sự đồng hành của cha mẹ, trẻ sẽ không còn bỡ ngỡ, rối rắm và có định hướng đúng đắn hơn trong quá trình phát triển.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về tuổi dậy thì của con giúp ba mẹ không còn bỡ ngỡ
Để đồng hành cùng con ở tuổi dậy thì, cha mẹ tham khảo 6 cách sau
Cha mẹ với tình yêu thương, sự hiểu biết và kinh nghiệm, có thể trở thành người bạn hỗ trợ đáng tin cậy của trẻ ở độ tuổi mới lớn. Để đồng hành cùng con, phụ huynh có thể áp dụng 6 cách hữu ích sau đây:
Tìm hiểu những thay đổi ở tuổi dậy thì và sẵn sàng chia sẻ cùng con
Trước tiên, cha mẹ cần nắm rõ những thay đổi tuổi dậy thì ở trẻ như xuất hiện mụn trứng cá, xuất hiện mùi hương cơ thể, tâm lý thất thường,... Đồng thời, con sẽ có những biểu hiện phát triển khác nhau giữa nam và nữ. Chẳng hạn như, bé trai đến tuổi mới lớn sẽ vỡ giọng, phát triển chiều cao đáng kể, bộ phận sinh dục phát triển... Trong khi những dấu hiệu dậy thì nổi bật ở bé gái là có kinh nguyệt lần đầu, mọc lông mu, ngực to hơn,...
Nhờ đó, cha mẹ mới có thể thấu hiểu, sẵn sàng chia sẻ với trẻ, cũng như chỉ dẫn con cách thích ứng với những thay đổi trong cơ thể. Đặc biệt đối với bé gái, cha mẹ cần hướng dẫn con cách xử trí khi có kinh nguyệt lần đầu và làm thế nào để tự bảo vệ bản thân.
>> Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu xóa tan khoảng cách thế hệ khi hiểu rằng "cha mẹ cũng là lần đầu làm phụ huynh"!
Không áp đặt, hãy tôn trọng quan điểm của con
Một trong những cách đồng hành cùng con tuổi dậy thì là tôn trọng quan điểm của trẻ. Bởi việc áp đặt, sử dụng đòn roi hay la mắng chỉ càng khiến trẻ có nguy cơ chống đối, cảm thấy bị tổn thương và hình thành nỗi ám ảnh sau này. Thay vào đó, cha mẹ hãy tôn trọng ý kiến của con và không ngừng dõi theo hành trình trẻ phát triển.
Vậy làm sao để con thoải mái nói ra ý kiến của mình? Trẻ chỉ mở lòng chia sẻ khi được cha mẹ quan tâm và lắng nghe. Vì thế, bạn hãy chủ động đặt những câu hỏi mở để con nói về bản thân nhiều hơn. Đồng thời, trước những ý kiến con nêu ra, phụ huynh nên thể hiện sự tôn trọng, sau đó phân tích đúng sai và gợi ý cách giải quyết để con tự lựa chọn. Như thế, con sẽ cảm thấy được thấu hiểu và có trách nhiệm hơn với những quyết định của mình.
Cha mẹ nên tôn trọng ý kiến của trẻ và cho con quyền tự quyết định một số vấn đề cá nhân trong tầm kiểm soát.
>> Giải đáp: Tại sao cần tôn trọng quyền riêng tư của con?
Hãy thực sự kiên nhẫn mỗi khi con chống đối ý kiến cha mẹ
Một số trẻ ở tuổi dậy thì muốn chứng tỏ bản thân đã là một người lớn, thích làm theo ý mình. Vì thế, nếu cha mẹ đưa ra quan điểm khác với trẻ, con có xu hướng chống đối, phản kháng lại. Trước tình huống này, phụ huynh cần bình tĩnh lắng nghe con chia sẻ. Sau đó, bạn nên kiên nhẫn giải thích để con nhận thức đúng - sai. Nhờ vậy có thể ngăn xảy ra mâu thuẫn, đồng thời giúp cha mẹ và con cái thấu hiểu, cảm thông cho nhau nhiều hơn.
Sẵn sàng đối mặt với việc con mắc sai lầm
Để đồng hành cùng con vượt qua tuổi dậy thì, cha mẹ nên chấp nhận rằng con sẽ mắc sai lầm. Vì những thay đổi trong tâm sinh lý có thể khiến trẻ khó kiểm soát được suy nghĩ, hành vi, từ đó dẫn đến việc phạm lỗi. Lúc này, con cần cha mẹ chỉ dẫn, định hướng lại để phát triển đúng đắn hơn.
Đồng thời, khi thấy con phạm lỗi, phụ huynh không nên bao che nhưng cũng đừng trách móc trẻ trước mặt người ngoài để tránh làm con bị tổn thương “cái tôi”. Lúc này, cha mẹ cần thể hiện sự bao dung, vị tha để trẻ nhận thức được lỗi sai và điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên trang bị kiến thức cần thiết giúp con hạn chế mắc sai lầm tối đa trên hành trình trưởng thành.
>> Xem ngay: Cách trở thành một người bạn và cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì
Khi con có tình cảm với bạn khác giới, hãy trở thành "quân sư" của con
Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu nhận thức về sự khác biệt giới tính và sức hút giữa hai giới. Vì thế, một số trẻ có dấu hiệu “rung động đầu đời” với bạn khác giới. Khi gặp trường hợp này, cha mẹ không nên la mắng hay cấm cản, mà hãy tôn trọng cảm xúc của con. Bởi khi ở tuổi như trẻ bây giờ, bạn cũng có những cảm xúc ngây thơ như thế - được hình thành một cách tự nhiên theo sự phát triển của cơ thể khi đến tuổi dậy thì.
Ngoài ra, cha mẹ nên trở thành "quân sư", điểm tựa tinh thần giúp con gỡ rối những tâm tư khó nói ở tuổi dậy thì. Theo đó, bạn nên dành thời gian quan tâm đến trẻ nhiều hơn, sẵn sàng cho lời khuyên nên giúp con giải quyết những cảm xúc không vui trong tình yêu (như giận hờn, trách móc,...). Khi được thấu hiểu, con sẽ mạnh dạn chia sẻ nhiều hơn giúp cha mẹ thuận tiện theo dõi quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
Quan trọng nhất là cha mẹ cần hướng con đến suy nghĩ việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu và trẻ cần giữ tình cảm ở mức kiểm soát.
>> Xem thêm: Tình yêu tuổi học trò có nên không? Cách giúp trẻ hiểu đúng về tình yêu tuổi học trò?
Cùng con tham gia nhiều hoạt động xã hội
Cha mẹ nên đồng hành cùng con tham gia nhiều hoạt động vui chơi, xã hội như cùng con đi du lịch, dự tiệc người thân họ hàng, tham gia các cuộc thi dành cho cả phụ huynh và học sinh,... Nhờ vậy, trẻ sẽ hình thành thói quen giao tiếp, hòa nhập với môi trường xung quanh. Đồng thời, phụ huynh có thể dạy con các kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như giúp trẻ tự tin, dạn dĩ hơn khi gặp gỡ mọi người.
Hy vọng với những chia sẻ trên, cha mẹ có thể rút ngắn khoảng cách với con, trở thành người bạn đồng hành giúp trẻ đi qua tuổi dậy thì khỏe mạnh, nhẹ nhàng. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về tuổi dậy thì của con, cha mẹ hãy ghé thăm trang web Bạn Thân Ngày Dâu của Diana nhé!