Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của con gái khi đến tuổi dậy thì và ai cũng sẽ trải qua. Vì thế, con gái lần đầu có kinh nguyệt đừng ngại ngùng né tránh. Hãy đón nhận điều này với tinh thần thoải mái, cởi mở nhé!
Kinh nguyệt - hiện tượng sinh lý bình thường, bạn đã sẵn sàng chào đón?
Sự xuất hiện kinh nguyệt là hiện tượng hoàn toàn bình thường của quá trình phát triển. Thông thường, vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể sẽ rụng từ 1 - 2 trứng và có một trứng được phóng ra. Đồng thời nồng độ hormone Estrogen* trong cơ thể cũng tăng lên, khiến cho lớp niêm mạc tử cung trở nên dày hơn để chuẩn bị cho việc thụ tinh và mang thai. Tuy nhiên, nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài qua âm đạo dưới dạng chu kỳ chảy máu hàng tháng, còn gọi là kinh nguyệt.
(*) Hormone Estrogen là một loại nội tiết tố xuất hiện ở tuổi dậy thì, khiến cơ thể nữ giới có nhiều thay đổi như có kinh nguyệt, nổi mụn trứng cá, ngực phát triển…
Bạn gái bao nhiêu tuổi thì có kinh nguyệt lần đầu?
Trung bình, các bạn gái có kinh nguyệt lần đầu tiên bắt đầu vào 12 - 14 tuổi, trong nhiều trường hợp có thể sớm hoặc muộn hơn. Thời gian hành kinh thường diễn ra khoảng 5 - 7 ngày.
Tổng hợp dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu giúp con gái luôn sẵn sàng
Lần đầu có kinh nguyệt như thế nào hay dấu hiệu lần đầu tiên có kinh nguyệt ra sao là những băn khoăn của nhiều bạn gái. Trên thực tế, có bạn sẽ không có biểu hiện gì, nhưng cũng có bạn có biểu hiện của hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual Syndrome - PMS)* như đau bụng dưới, đau ngực, đau lưng, âm đạo tiết dịch, tâm lý thay đổi (nhạy cảm, dễ xúc động…)…
(*) PMS (hội chứng tiền kinh nguyệt) là hiện tượng đặc trưng bởi các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần, thường xảy ra khoảng 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt và kết thúc khi bắt đầu ra máu kinh.
Khi con gái có kinh nguyệt lần đầu tiên, cần chú ý gì?
Bên cạnh tìm hiểu các dấu hiệu lần đầu bị kinh nguyệt, để lạc quan trải qua những ngày hành kinh, các bạn gái hãy bỏ túi một số lưu ý dưới đây:
Học cách dùng băng vệ sinh (BVS)
Đây là điều quan trọng các bạn cần chú ý, nhằm tránh tình trạng tràn băng ra ngoài để luôn thoải mái tự tin vận động trong những ngày hành kinh. Hiện nay, các loại băng vệ sinh dạng miếng hoặc dạng quần của Diana được rất nhiều bạn ưa chuộng, bởi vừa có độ thấm hút tốt, mềm mại, thoáng khí; vừa có thiết kế đơn giản, dễ dàng sử dụng.
- Băng vệ sinh dạng miếng: Bóc lớp giấy không dính, kéo phẳng miếng băng và dán băng vào đáy quần lót.
- Băng vệ sinh dạng quần: Chỉ cần bóc ra khỏi bao bì và mang vào như mặc quần thông thường, không cần mặc thêm quần lót bên ngoài.
Lưu ý: Vào những ngày đầu tiên có kinh nguyệt thường ra nhiều, bạn nữ nên thay BVS sau mỗi 2 - 3 giờ. Với những ngày lượng kinh vừa phải hoặc ít, bạn nữ thay băng sau 4 - 5 giờ sử dụng. Điều này sẽ giúp vùng kín được khô ráo và ngăn ngừa mùi khó chịu.
Khi biết cách dùng băng vệ sinh và lựa chọn được loại phù hợp, bạn có thể thoải mái vận động, không còn lo ngại ngày đầu tiên bị “đèn đỏ” đến bất chợt!
>> Dành cho bạn: Bỏ túi cách mặc băng vệ sinh an toàn, không lo bị tràn
Luôn mang theo băng vệ sinh dự phòng
Chu kỳ kinh nguyệt tuổi dậy thì có thể không đều và thường đến đột ngột. Vì thế, việc mang theo băng vệ sinh dự phòng giúp các bạn gái cảm thấy an tâm và sẵn sàng cho mọi tình huống, kể cả khi không dự đoán trước về việc có kinh nguyệt hay không.
Học cách vệ sinh vùng kín
Trong những ngày hành kinh, âm đạo thường ẩm ướt, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vì thế, để giữ vùng kín sạch sẽ và tránh nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bạn nên rửa vùng kín với nước ấm 2 - 3 lần mỗi ngày, kết hợp dung dịch vệ sinh phù hợp…
>> Xem thêm: Chia sẻ cách vệ sinh vùng kín đúng cách cho bạn gái ở tuổi dậy thì
Cách giảm đau bụng kinh và khó chịu trong kỳ kinh lần đầu
Nhiều bạn khá thắc mắc lần đầu có kinh nguyệt có đau bụng không, và nếu có thì nên làm gì? Tùy vào cơ thể mỗi người mà đau bụng kinh có thể xuất hiện hoặc không. Nếu có, bạn có thể xoa dịu cảm giác đau bụng bằng cách chườm ấm, massage bụng, uống trà gừng…
Đừng ngại chia sẻ với phụ huynh
Đa phần các bé gái có kinh nguyệt lần đầu khá bối rối không biết có ảnh hưởng sức khỏe không. Trên thực tế, việc có kinh nguyệt là hoàn toàn bình thường, các bạn nên chủ động chia sẻ với mẹ hoặc bà để được hướng dẫn và hỗ trợ cách xử lý khi lần đầu có kinh nguyệt nhé!
Học cách tự bảo vệ bản thân
Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể mang thai. Vì thế, để chủ động bảo vệ bản thân khi không có người thân bên cạnh, các bạn nên nhận biết đâu là những hành vi nguy hiểm cần phòng tránh. Chẳng hạn như, nếu có ai tỏ ý muốn đụng chạm hoặc quan sát vùng riêng tư trên cơ thể của mình, bạn hãy lập tức nói “Không” và báo ngay với cha mẹ, thầy cô hoặc người mà bạn tin cậy.
>> Xem ngay: Nhận biết 4 vùng riêng tư trên cơ thể và cách bảo vệ an toàn không nên bỏ qua
Lạc quan đón kinh nguyệt lần đầu, không né tránh
Những bỡ ngỡ khi lần đầu có kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở các bạn gái. Thay vì e ngại hay né tránh, bạn cần hiểu rằng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của nữ khi đến tuổi dậy thì. Vì vậy khi kinh nguyệt xuất hiện, hãy đón nhận với tinh thần thoải mái và cởi mở hơn.
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức hữu ích và chuẩn bị sẵn sàng về cả tâm lý, để tự tin chào đón “cột mốc” lần đầu có kinh nguyệt thật nhẹ nhàng. Để chủ động bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì, bạn đừng quên theo dõi các bài viết khác trên website Bạn Thân Ngày Dâu nhé!