Khi giáo viên là người truyền cảm hứng cho học trò tự tin về ngoại hình của mình

Admin, 2024-03-01 16:40:49

Những nữ sinh tuổi dậy thì thường rất nhạy cảm và quan tâm đến những lời nhận xét về ngoại hình từ người khác. Khi ấy, các giáo viên - những người trưởng thành gần gũi nhất với các em sẽ đóng vai trò quan trọng trong truyền cảm hứng cho các em tự tin hơn về ngoại hình của mình.

Xem nhanh

    Khi đến tuổi dậy thì, trẻ bắt đầu biết làm điệu, chú ý đến ngoại hình của mình hơn. Đồng thời, cơ thể trẻ cũng có những thay đổi rõ rệt như: phát triển chiều cao và cân nặng, hông trở nên rộng hơn, ngực phát triển, mọc lông vùng kín, mùi cơ thể thay đổi, nổi mụn trứng cá… Điều này khiến cho nhiều trẻ trở nên lo lắng, mặc cảm hoặc tự ti về ngoại hình của mình.

    Lúc này, trẻ rất cần phụ huynh và thầy cô đồng hành để cùng nhau vượt qua những cảm xúc tiêu cực, trở nên tự tin và tỏa sáng hơn.

    Giúp trẻ có kiến thức đúng và lành mạnh về “cái đẹp”

    Làm đẹp và trở nên đẹp hơn là mong muốn chính đáng của mỗi người. Như lời của một bài hát đã “gây bão” mạng xã hội ngay khi ra mắt: “Ai chẳng muốn mình xinh, ai chẳng muốn lên sóng được lung linh, em cũng muốn được khen được ngắm nhìn…”

    Làm đẹp là quyền lợi của mỗi người, ở mọi độ tuổi

    Freepik

    Vì vậy, thầy cô không nên ngăn cấm hay có thái độ khắt khe khi trẻ bắt đầu quan tâm hơn đến ngoại hình, muốn làm điệu để trở nên xinh đẹp hơn. Chỉ cần những điều này không vi phạm kỷ luật của nhà trường như: nhuộm tóc, trang điểm, mặc trang phục hở hang… 

    Đừng cấm đoán và chỉ nói về những điều “sai”, giáo viên hãy nói nhiều hơn về những điều “đúng” để hướng dẫn các em làm theo như: cách chăm sóc da, chăm sóc cơ thể tự nhiên thay vì sử dụng các loại mỹ phẩm quá sớm, cách vệ sinh cơ thể đúng cách mỗi ngày, đặc biệt chú ý làm sạch ở vùng kín để tránh mùi cơ thể; cách trị mụn, giảm cân hiệu quả; cách chọn trang phục phù hợp… 

    >> Bài viết liên quan:

    Thầy cô hãy là một tấm gương tốt

    Trẻ em sớm tìm hiểu về hình ảnh cơ thể và nảy sinh sự lo lắng về ngoại hình của mình. Hiện nay, các bạn trẻ có thể dễ dàng tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa, thầy cô và phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong giai đoạn “học làm người lớn”. 

    Giới trẻ dễ dàng tìm hiểu về ngoại hình và làm đẹp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.

    Freepik

    Phụ huynh và giáo viên là những người mà các em tin tưởng và yêu quý sẽ trở thành những “tấm gương” để các soi vào và noi theo. Các thầy cô cũng nên thể hiện sự tự tin về ngoại hình của mình, hướng đến vẻ đẹp khỏe mạnh và tránh nói những câu như: "Cô dạo này đang nhịn ăn để giảm cân hay “Da cô dạo này xám xịt nhìn xấu thật”...

    Thầy cô cũng cần tránh buông lời nhận xét về ngoại hình và cơ thể của trẻ, dù chỉ là nói bông đùa. Thay vào đó, hãy tập trung vào những phẩm chất quan trọng khác như trẻ tốt bụng, tài năng hay thân thiện như thế nào hoặc có cách cư xử tốt hay làm việc chăm chỉ hay không để trẻ hiểu rằng ngoại hình không phải là tiêu chuẩn duy nhất.

    Hướng dẫn học sinh cách ứng xử khi bị miệt thị ngoại hình

    Tại trường học, khi trẻ có mâu thuẫn, thầy cô sẽ là “người phán xử”. Trong đó, có không ít xung đột liên quan đến miệt thị ngoại hình cần được cô giáo xử lý khéo léo. 

    Thực tế, việc chọc quê, miệt thị, chê bai lẫn nhau xuất hiện phổ biến trong học đường. Từ ngoại hình, gương mặt cho đến cách ăn mặc, kiểu tóc... đều có thể là chủ đề để cho những người không ưa nhau sẽ miệt thị nhau.

    Trước hết, thầy cô nên uốn nắn lại những nhận thức sai lệch về các tiêu chuẩn cái đẹp của trẻ không thực tế và phản khoa học như càng gầy càng xinh, da phải thật trắng… để trẻ hiểu và tự tin hơn về ngoại hình mình. Khi bị miệt thị, trẻ sẽ có đủ tự tin để phản bác, khẳng định bản thân khỏe, đẹp và có nhiều điều đáng tự hào hơn.

    >> Xem thêm: Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt

    Thầy cô cũng cần hướng dẫn trẻ có cách ứng xử tinh tế, dù ở trường hợp nào. Phải tỏ thái độ nhã nhặn, nói những câu từ văn hóa, không được nổi nóng rồi có những câu nói mang tính mất kiểm soát. Ví dụ như khi bị chê mập, trẻ có thể đáp lại nhẹ nhàng: “Chiều cao, cân nặng của tớ đạt chuẩn BMI*, rất đẹp, không hề béo chút nào nhé.”

    *BMI (body mass index): Chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số.

    Bên cạnh những kiến thức chung, thầy cô cũng chớ quên hướng dẫn học sinh nữ tuổi dậy thì cách ứng xử thông minh khi chẳng may bị miệt thị ngoại hình, để trẻ luôn có thể tự tin trong mọi tình huống.

    Freepik

    Hãy luôn nhắc các em nhớ rằng là con gái thật tuyệt, mỗi cô gái đều có những thế mạnh riêng, ngoại hình có thể là một trong số đó nhưng chắc chắn không phải là duy nhất và hầu hết các khuyết điểm ngoại hình đều có thể được cải thiện nhờ sự nỗ lực đúng cách. Sự tự tin sẽ là một “lớp filter” tuyệt vời cho nhan sắc mà ai cũng có thể sử dụng được mọi lúc mọi nơi!

    Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu - Diana tìm hiểu về những thay đổi khi con cái bước vào giai đoạn dậy thì nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Tình yêu tuổi học trò: 4 cách ứng xử khéo léo giáo viên nên biết

    Tình yêu tuổi học trò: 4 cách ứng xử khéo léo giáo viên nên biết

    Tình yêu tuổi học trò không xấu, nếu giáo viên ứng xử đúng sẽ giúp các bạn cân bằng tốt giữa tình yêu và học tập, đồng thời biết cách phát triển mối quan hệ lành mạnh để tạo động lực hoàn thiện bản thân.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Giáo dục giới tính cho học sinh: 5 lưu ý thầy cô nên biết!

    Giáo dục giới tính cho học sinh: 5 lưu ý thầy cô nên biết!

    Giáo dục giới tính cho trẻ là hành trang tốt nhất để các bạn tự tin phát triển bản thân trong tương lai. Để truyền tải ‘bài học’ này dễ dàng và hiệu quả nhất, đừng bỏ qua 5 lưu ý trong bài viết này!

    Để thấu hiểu học trò đến tuổi dậy thì, thầy cô nên lưu ý những gì?

    Để thấu hiểu học trò đến tuổi dậy thì, thầy cô nên lưu ý những gì?

    Khi học trò đến tuổi dậy thì, rất cần sự thấu hiểu và đồng hành của quý thầy cô. Điều này sẽ giúp các em có thêm “điểm tựa” tại trường lớp, dễ dàng mở lòng chia sẻ những vướng ngại để thầy cô tư vấn và gỡ rối kịp thời.

    Diana nối tiếp hành trình "Diana cùng Cậu - Chúng mình có nhau" tại Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia

    Diana nối tiếp hành trình "Diana cùng Cậu - Chúng mình có nhau" tại Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia

    Ngày 10/05/2024 vừa qua, sự kiện “Diana cùng Cậu - Chúng mình có nhau” (Diana Cycle together) do Diana tổ chức đã thu hút đông đảo các nữ sinh trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia (ROYAL SCHOOL) và cùng tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ.

    Bí kíp giúp trẻ vượt qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi ở trường học

    Bí kíp giúp trẻ vượt qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi ở trường học

    Với trẻ trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở trường, thầy cô cần nắm những bí quyết quan trọng để đồng hành, hỗ trợ, cung cấp kiến thức cần thiết giúp các bạn bình tĩnh và tự tin hơn.