Bí kíp giúp trẻ vượt qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi ở trường học

Admin, 2024-05-07 15:18:49

Với trẻ trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở trường, thầy cô cần nắm những bí quyết quan trọng để đồng hành, hỗ trợ, cung cấp kiến thức cần thiết giúp các bạn bình tĩnh và tự tin hơn.

Xem nhanh

    Lần đầu có kinh nguyệt khi ở trường học khiến các bạn gái lúng túng bởi không biết phải làm sao. Đối mặt với tình huống này, giáo viên cần nhạy bén và hỗ trợ xử lý để trẻ bình tĩnh và tự tin trải qua quá trình dậy thì của mình.

    Giải pháp xử trí tức thì khi trẻ bất ngờ hành kinh tại trường

    Khi nhận thấy trẻ bất ngờ hành kinh tại trường, giáo viên nên nhanh chóng trấn an, động viên để giúp trẻ bình tĩnh, không hoảng sợ. Ngoài ra, thầy cô cần giải thích để trẻ hiểu rằng việc hành kinh là dấu hiệu đánh dấu bước phát triển tự nhiên của cơ thể con gái, là hiện tượng sức khỏe sinh lý bình thường, vì thế trẻ không có gì phải xấu hổ.

    dấu hiệu sắp có kinh nguyệt

    Thầy cô nên nhẹ nhàng trấn an, giúp trẻ hiểu rằng kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường.

    Sau đó, giáo viên hỗ trợ đưa trẻ đến nhà vệ sinh, cung cấp băng vệ sinh và giúp trẻ thay quần áo (nếu cần). Trường hợp không có sẵn quần áo, thầy cô hướng dẫn trẻ cách che đi vết bẩn hoặc gọi điện phụ huynh mang đến.

    Tiếp đến, giáo viên hướng dẫn trẻ cách sử dụng băng vệ sinh. Sau khi thay nên cuộn gọn băng vệ sinh lại và bỏ thùng rác, không vứt xuống bồn cầu vì có thể gây tắc nghẽn, mất vệ sinh.

    Nếu trẻ cảm thấy khó chịu, đau bụng, giáo viên nên đưa trẻ đến phòng y tế nghỉ ngơi. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống nước ấm hoặc pha trà gừng có đường để giảm đau bụng. Trường hợp trẻ cảm thấy quá mệt mỏi, thầy cô nên gọi điện thoại cho người nhà đến đón.

    >> Xem ngay: Hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín khi lần đầu có kinh nguyệt

    Đồng hành cùng trẻ trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

    Trải qua ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt tại trường, bạn gái nào cũng lúng túng và lo lắng. Vì thế, giáo viên nên trò chuyện, giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu hơn về kinh nguyệt là gì, cần chú ý những dấu hiệu sắp đến “ngày dâu”. Đồng thời, khuyến khích các bạn nên chuẩn bị sẵn túi nhỏ đựng băng vệ sinh và quần lót sạch khi sắp tới ngày.

    Bên cạnh đó, thầy cô nên tổ chức các buổi giáo dục chu kỳ hoặc 1 buổi thảo luận trong giờ sinh hoạt lớp về dấu hiệu sắp có kinh nguyệt lần đầu, để các bạn nữ có sự chuẩn bị tốt nhất. Giáo viên cũng nên chú ý theo dõi các biểu hiện dậy thì ở trẻ như ngực phát triển, nổi mụn trứng cá, phát triển chiều cao đáng kể,... để kịp thời xử lý hoặc chuẩn bị sẵn băng vệ sinh, thuốc giảm đau phòng khi bé gái có kinh nguyệt lần đầu tại trường.

    Ngoài ra, giáo viên cũng cần hướng dẫn trẻ cách tính chu kỳ kinh nguyệt bằng cách ghi chép vào sổ tay hoặc ứng dụng. Đặc biệt, thầy cô có thể gợi ý cho học sinh website Bạn Thân Ngày Dâu - trang web có tính năng ghi lại ngày và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho trẻ trong giai đoạn dậy thì để có sự phòng bị trước, không lo “ngày đèn đỏ” đến bất chợt.

    ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt

    Website Bạn Thân Ngày Dâu có tính năng ghi lại ngày “dâu”, đồng thời giúp bạn gái theo dõi những biến đổi diễn ra trong chu kỳ kinh nguyệt.

    Dạy trẻ một số bí quyết để tránh “rò rỉ” vết bẩn ra quần áo khi hành kinh ở trường

    Một trong những điều các bạn gái lo lắng khi đến kỳ kinh nguyệt là quần áo bị bẩn. Vì thế, thầy cô cũng nên hướng dẫn trẻ cách chọn băng vệ sinh phù hợp để trẻ cảm thấy sạch sẽ, tự tin hơn khi làm quen với ngày “dâu”.

    Theo đó, băng vệ sinh được chia ra làm ba phân khúc là băng vệ sinh ban ngày, băng vệ sinh ban đêm và băng vệ sinh hàng ngày. Mỗi phân khúc có hai loại phổ biến là băng vệ sinh Mặt lưới và băng vệ sinh Mặt bông với những dòng sản phẩm, chức năng, hình dạng và kích thước miếng băng khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. 

    - Trong những ngày đầu, máu kinh có thể ra nhiều, trẻ sẽ cần đến một miếng băng có kích thước 23-24cm (đối với ban ngày), 29-35cm (đối với ban đêm). Ngoài ra, các bạn gái cũng có thể chọn băng vệ sinh dạng quần chống tràn mọi tư thế, thấm hút tốt giúp thoải mái vui chơi, vận động.

    - Vào những ngày trước khi đến kỳ hoặc về cuối với lượng máu giảm dần, trẻ có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày để đề phòng kỳ kinh nguyệt xuất hiện hoặc kiểm soát lượng máu còn sót sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, loại băng này cũng giúp kiểm soát dịch âm đạo và lượng kinh còn sót lại.

    >> Dành cho bạn: Tìm hiểu mẹo chống tràn băng hiệu quả dành cho các bạn gái khi đến tháng!

    Diana cùng con gái an tâm đến ngày “dâu”

    Diana là nhãn hiệu băng vệ sinh thuộc tập đoàn Unicharm Nhật Bản tiên phong đem đến sản phẩm băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày với công nghệ hiện đại và chất lượng cao nhất để chăm sóc sức khỏe bạn gái và phụ nữ Việt Nam. Chọn ngay sản phẩm phù hợp Tại đây! 

    Có Diana cùng đồng hành trong ngày “dâu”, con gái luôn cảm thấy sạch sẽ, khô thoáng, thoải mái tự tin vận động không còn e ngại trong lần đầu bước vào tuổi dậy thì nhiều bỡ ngỡ.

    bé gái có kinh nguyệt lần đầu

    Diana cùng bạn “Bừng nét màu riêng” - “Là con gái, thật tuyệt!”

    >> Tham khảo chi tiết thông tin các sản phẩm băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm và Hàng ngày của Diana TẠI ĐÂY.

    Ngoài ra, thầy cô cũng cần lưu ý:

    - Dặn trẻ chú ý thời gian thay băng vệ sinh sau mỗi 4 giờ sử dụng trong thời kỳ kinh nguyệt.

    - Nhắc nhở trẻ mặc quần áo màu tối, chú ý ăn đủ dinh dưỡng, tập thể dục nhẹ nhàng khi hành kinh.

    - Hướng dẫn trẻ cách massage bụng theo chiều kim đồng hồ hoặc đi bộ xung quanh sân trường để giảm cảm giác đau bụng kinh (nếu có).

    Cung cấp cho trẻ các kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì

    Thời điểm trẻ có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên là cột mốc đánh dấu bộ máy sinh sản sẵn sàng hoạt động. Do đó, giáo viên nên tổ chức các buổi sinh hoạt, giáo dục giới tính để trẻ biết cách bảo vệ bản thân.

    Song song đó, cũng nên lưu ý cho trẻ:

    - Mạnh dạn tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè thân thiết, cô giáo, nhân viên phòng y tế, gia đình,... khi bất ngờ có kinh sớm ở tuổi dậy thì.

    - Cẩn thận trong việc tiếp xúc với bạn khác giới.

    - Không để người khác chạm vào vùng kín.

    Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin hữu ích, giúp các thầy cô đồng hành cùng các bạn gái trải qua lần đầu có kinh nguyệt tại trường dễ chịu hơn. Ngoài ra, mời thầy cô cùng theo dõi những thông tin hữu ích khác để đồng hành cùng tuổi dậy thì tại "Hệ thầy cô" nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Tôn trọng sự khác biệt là một cách lối úng xử văn minh mà giáo viên nên gửi đến cho các bạn học sinh ngay từ sớm. Bởi nếu hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt của người khác, mỗi bạn sẽ tự tin thể hiện cá tính riêng của mình, cũng như biết cách sống yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh hơn.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Giáo dục giới tính cho học sinh: 5 lưu ý thầy cô nên biết!

    Giáo dục giới tính cho học sinh: 5 lưu ý thầy cô nên biết!

    Giáo dục giới tính cho trẻ là hành trang tốt nhất để các bạn tự tin phát triển bản thân trong tương lai. Để truyền tải ‘bài học’ này dễ dàng và hiệu quả nhất, đừng bỏ qua 5 lưu ý trong bài viết này!

    Để thấu hiểu học trò đến tuổi dậy thì, thầy cô nên lưu ý những gì?

    Để thấu hiểu học trò đến tuổi dậy thì, thầy cô nên lưu ý những gì?

    Khi học trò đến tuổi dậy thì, rất cần sự thấu hiểu và đồng hành của quý thầy cô. Điều này sẽ giúp các em có thêm “điểm tựa” tại trường lớp, dễ dàng mở lòng chia sẻ những vướng ngại để thầy cô tư vấn và gỡ rối kịp thời.

    Diana nối tiếp hành trình "Diana cùng Cậu - Chúng mình có nhau" tại Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia

    Diana nối tiếp hành trình "Diana cùng Cậu - Chúng mình có nhau" tại Trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia

    Ngày 10/05/2024 vừa qua, sự kiện “Diana cùng Cậu - Chúng mình có nhau” (Diana Cycle together) do Diana tổ chức đã thu hút đông đảo các nữ sinh trường Song ngữ Quốc tế Hoàng Gia (ROYAL SCHOOL) và cùng tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ.

    Bí kíp giúp trẻ vượt qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi ở trường học

    Bí kíp giúp trẻ vượt qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên khi ở trường học

    Với trẻ trải qua kỳ kinh nguyệt đầu tiên ở trường, thầy cô cần nắm những bí quyết quan trọng để đồng hành, hỗ trợ, cung cấp kiến thức cần thiết giúp các bạn bình tĩnh và tự tin hơn.