Kinh nguyệt ra máu đen là một trong những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy khi gặp triệu chứng kinh nguyệt màu đen cần xử trí như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân máu kinh có màu đen sẫm, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.
Vì sao kinh nguyệt có màu đen?
Máu kinh bình thường sẽ có màu đỏ tươi ở ngày đầu chu kỳ và dần chuyển sang màu đỏ đậm, nâu hoặc hơi đen khi gần đến cuối. Tuy nhiên, nếu nhận thấy máu kinh có màu đen suốt kỳ hành kinh thì đây có thể là điều bất thường bạn không nên chủ quan.
Nguyên nhân kinh nguyệt ra màu nâu đen thường xuất phát do:
Nội tiết tố chưa ổn định ở tuổi dậy thì
Ở tuổi dậy thì, quá trình điều tiết hoạt động của các hormone do vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng đảm nhiệm thường chưa ổn định, nên bạn gái dễ gặp tình trạng mất cân bằng nội tiết tố (Estrogen, Progesterone). Việc này có thể khiến kinh nguyệt xuất ra chậm và cần nhiều thời gian để đẩy ra ngoài cơ thể, nên có thể chuyển sang màu đen sẫm. Hoặc một số trường hợp máu bị oxy hóa khi thoát ra ngoài, kết hợp yếu tố thời gian rụng ‘dâu’ càng kéo dài thì màu sắc kinh nguyệt có thể chuyển sang màu đen kèm vón cục.
Các cơ quan phụ trách điều tiết hoạt động nội tiết tố như não bộ - tuyến yên - buồng trứng thường chưa ổn định ở giai đoạn dậy thì, nên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
(*) Hormone GnRH (gonadotropin-releasing hormone) đóng vai trò quan trọng trong hệ thần kinh, được sản xuất từ vùng dưới đồi, có chức năng kích thích thùy trước tuyến yên tiết ra LH, FSH. Còn LH và FSH là 2 hormone tuyến sinh dục được sản xuất và giải phóng bởi các tế bào phần trước tuyến yên, giữ nhiệm vụ điều hòa chức năng của buồng trứng.
Cấu tạo tử cung gập hơn bình thường
Nguyên nhân kinh nguyệt màu nâu đen ra ít kéo dài có thể xảy ra ở một số bạn nữ có tử cung có cấu trúc gập so với bình thường. Điều này khiến máu không thể lưu thông một cách bình thường, dễ bị ứ đọng trong tử cung, từ đó có thể dẫn đến kinh nguyệt ra màu nâu đen.
(*) Tử cung là cơ quan quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản ở phụ nữ, giữ vai trò hỗ trợ điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt và làm tổ để trứng thụ tinh… Cấu tạo tử cung bình thường sẽ nghiêng về phía trước và dựa vào bàng quang.
Bệnh lý phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm nhiễm phụ khoa… cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm kinh nguyệt vón cục đen. Dù tuổi dậy thì mắc bệnh phụ khoa là khá hiếm, nhưng có thể gặp phải nếu các bạn gái vệ sinh không đúng cách gây viêm nhiễm vùng nhạy cảm.
Kinh nguyệt màu đen có sao không?
Kinh nguyệt được xem như tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của các bạn nữ. Vì vậy, nhiều bạn lo lắng không biết kinh nguyệt màu đen là bị sao, hay kinh nguyệt màu đen có thai không?
Theo đó, kinh nguyệt ra máu đen không phải là dấu hiệu mang thai, mà có thể là biểu hiện cơ thể có vấn đề sức khỏe. Bạn gái nên chia sẻ với ba mẹ nếu gặp phải để được đưa đi thăm khám hoặc có cách điều trị phù hợp, nhất là khi máu kinh màu đen đặc kèm mùi hôi và đau bụng dưới.
Nếu để kinh nguyệt bị vón cục màu đen kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt như:
- Nếu do rối loạn nội tiết tố có thể làm tâm trạng thay đổi thất thường, hay lo âu, người mệt mỏi… làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, học tập và làm việc.
- Nếu do bệnh lý phụ khoa, kinh nguyệt màu đen kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản về sau.
>> Xem thêm: Kinh nguyệt có mùi hôi cảnh báo điều gì?
Kinh nguyệt màu đen vón cục - Nên làm gì để cải thiện?
Để cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra máu đen, cách tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ. Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định hướng khắc phục phù hợp và kịp thời. Các bạn gái không nên tự mua thuốc về sử dụng, hoặc làm theo cách chữa kinh nguyệt màu đen tại nhà với các bài thuốc dân gian chưa qua kiểm chứng hiệu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, để kỳ rụng dâu diễn ra bình thường và ngăn ngừa kinh nguyệt màu đen có mùi hôi, các bạn gái cần lưu ý thêm:
- Ăn uống đầy đủ chất, không thức quá khuya, thường xuyên tập thể dục…
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
- Vệ sinh vùng kín với nước ấm sạch cùng dung dịch vệ sinh 1 - 2 lần/ngày để giữ khu vực này luôn sạch sẽ và thông thoáng.
- Thay băng vệ sinh mới sau 4 - 5 tiếng sử dụng (áp dụng khi dùng BVS ban ngày/ban đêm trong kỳ kinh nguyệt hoặc dùng BVS hàng ngày ngoài chu kỳ kinh nguyệt). Điều này giúp vùng kín luôn khô ráo, tránh bị viêm nhiễm.
- Đừng quên chọn loại băng vệ sinh có khả năng kháng khuẩn và thấm hút tốt. Điển hình như các loại băng vệ sinh của Diana, sở hữu nhiều điểm nổi bật như khử mùi, kháng khuẩn, thấm hút nhanh, êm mềm nhẹ dịu với làn da… giúp mang lại cảm giác thoải mái và luôn giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, kiểm soát dịch khí hư/dịch âm đạo hiệu quả…
>> Tìm hiểu ngay: Cách chăm sóc vùng kín đúng cách vào những ngày kinh nguyệt
Tóm lại, khi gặp tình trạng kinh nguyệt màu đen, các bạn nữ đừng e ngại mà nên chia sẻ với cha mẹ để có cách điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn đừng quên khám phá thêm nhiều bài viết hữu ích khác tại website Bạn Thân Ngày Dâu để có thêm kiến thức về sức khỏe thể chất và tâm sinh lý tuổi dậy thì nhé!