Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu không chỉ làm bạn gái lo lắng, ảnh hưởng đến học tập mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe. Hãy xem ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân làm máu kinh bị hôi và cách ngăn mùi hiệu quả nhé!
Mùi kinh nguyệt bình thường như thế nào?
Kinh nguyệt chứa máu và niêm mạc âm đạo bong tróc nên thường có mùi hơi tanh, giống với mùi sắt gỉ. Đôi khi, máu kinh nguyệt sẽ có mùi hôi nhẹ do máu đã ra ngoài cơ thể và ở trên băng vệ sinh nhiều giờ. Những điều kể trên là hiện tượng tự nhiên nên bạn đừng quá lo lắng.
Vậy kinh nguyệt có mùi thế nào là bất thường? Trường hợp máu kinh nguyệt có mùi hôi tanh nồng nặc, thậm chí gây khó chịu khi ngửi thấy, thì đây có thể là dấu hiệu bất thường bạn gái cần lưu ý. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên chia sẻ ngay cho cha mẹ để tìm cách khắc phục.
>> Tìm hiểu ngay: Những dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?
Tại sao kinh nguyệt có mùi hôi?
Mùi máu kinh nguyệt bị hôi có thể đến từ hai nguyên nhân thường gặp sau:
Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách
Trong giai đoạn hành kinh, nếu dùng băng vệ sinh thấm dịch quá lâu, không thay mới sẽ khiến máu kinh nguyệt dễ gây ra mùi khó chịu. Chưa kể, trường hợp bạn không vệ sinh vùng kín khi thay băng hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp còn có nguy cơ viêm nhiễm, dẫn đến tình trạng xuất hiện mùi hôi khó chịu sau khi kết thúc kinh nguyệt.
Bệnh lý phụ khoa
Các bệnh lý phụ khoa phổ biến như viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo, viêm cổ tử cung… cũng là nguyên nhân khiến mùi máu kinh nguyệt hôi bất thường. Cụ thể:
- Viêm âm đạo là tình trạng vi khuẩn nấm men Candida phát triển mạnh mẽ khiến máu kinh nguyệt hàng tháng có mùi hôi.
- Nhiễm nấm âm đạo do mất cân bằng hệ vi khuẩn bên trong môi trường âm đạo khiến nấm men phát triển quá mức, dẫn đến kinh nguyệt có mùi hôi thối bất thường.
- Viêm cổ tử cung do nhiễm trùng trong âm đạo cũng có thể là nguyên nhân làm cho kinh nguyệt có mùi khó chịu.
>> Có thể bạn chưa biết: Dịch âm đạo ở phụ nữ trước và sau kỳ kinh nguyệt thay đổi như thế nào?
Nên làm gì khi có mùi hôi khó chịu trong ngày kinh nguyệt?
Dưới đây là những việc bạn gái cần làm nếu nhận thấy kinh nguyệt của mình có mùi khó chịu:
Thăm khám nếu kinh nguyệt có dấu hiệu lạ
Nếu nhận thấy mùi máu kinh nguyệt bị hôi bất thường hoặc đi kèm một số triệu chứng như dịch âm đạo màu vàng hoặc xanh, ra máu nhiều hơn bình thường, đau vùng chậu… Bạn gái đừng ngần ngại nói với cha mẹ và sớm đến bác sĩ thăm khám, chẩn đoán qua đó biết được kinh nguyệt có mùi hôi là bệnh gì để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Vệ sinh vùng kín đúng cách để ngăn ngừa mùi hôi
Trong thời gian hành kinh, bạn lưu ý làm sạch vùng kín đúng cách để hạn chế tình trạng máu kinh bị hôi, cụ thể như:
- Thay băng vệ sinh thường xuyên: Bạn hãy thay băng vệ sinh mới sau mỗi 4 - 5 tiếng sử dụng (với lượng kinh vừa hoặc ít), hoặc 2 - 3 tiếng sử dụng (với lượng kinh nhiều) để máu kinh không ứ đọng lâu trên băng, gây mùi hôi khó chịu.
- Làm sạch vùng kín với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ: Khi thay băng mới, bạn đừng quên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch và dung dịch vệ sinh giúp giữ vệ sinh, ngăn mùi hiệu quả.
>> Có thể bạn quan tâm: Dung dịch vệ sinh phụ nữ là gì và 5 điều bạn gái nên biết
Lựa chọn đúng loại dung dịch vệ sinh giúp giữ vùng kín sạch sẽ và không có mùi hôi khó chịu.
- Lựa chọn băng vệ sinh kháng khuẩn - kháng mùi: Để giảm thiểu mùi khó chịu do kinh nguyệt ở trên băng vệ sinh lâu, bạn nên ưu tiên chọn loại băng có khả năng khử mùi - kháng khuẩn, chẳng hạn như Diana Hàng Ngày Cool Fresh với công nghệ Safe Ice chiết xuất từ chanh bạc hà Nhật Bản mang lại cảm giác mát lạnh an toàn tự nhiên, ngăn hằm bí và kiểm soát mùi hiệu quả; hay Diana Hàng Ngày Kháng Khuẩn với thành phần kháng khuẩn Nano Bạc Ag+ ngăn ngừa tối đa vi khuẩn. Bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về từng sản phẩm TẠI ĐÂY!
- Không dùng giấy ướt chứa cồn hay hương liệu lau vùng kín: Trong trường hợp không có sẵn nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh hàng ngày, bạn có thể dùng loại giấy không cồn, không hương liệu lau sạch vùng kín trước khi thay băng vệ sinh mới.
Đến đây, hy vọng bạn đọc có góc nhìn tổng quan nhất về hiện tượng kinh nguyệt có mùi hôi. Tốt nhất, bạn hãy cùng người lớn đi khám bác sĩ phụ khoa để xác định nguyên nhân chuẩn xác và tìm cách xử trí thích hợp.
Đừng quên đón đọc các nội dung khác trên website Bạn Thân Ngày Dâu để tích lũy kiến thức chăm sóc tâm sinh lý tuổi dậy thì hiệu quả nhất nhé!