Thống kinh là gì? Cách điều trị thống kinh ở tuổi dậy thì

Admin, 2024-05-07 14:16:50

Thống kinh là bệnh gì, các dấu hiệu và cách điều trị tình trạng này hiệu quả ở tuổi dậy thì giúp các bạn gái trải qua giai đoạn kinh nguyệt nhẹ nhàng.

Xem nhanh

    Cứ mỗi khi “ngày dâu” đến, nhiều bạn lại gặp tình trạng đau bụng, nhức mỏi người, căng tức ngực,... dẫn đến mệt mỏi, uể oải và mất năng lượng trong các hoạt động hàng ngày. Trong đó, cơn đau bụng kinh là dấu hiệu nổi bật nhất và được gọi là thống kinh. Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu và Diana tìm hiểu chi tiết hơn về thống kinh là gì cũng như cách giảm bớt tình trạng này tại nhà nhé! 

    Tìm hiểu thống kinh là gì?

    Thống kinh là hiện tượng tử cung co bóp mạnh để tống hết lớp niêm mạc bong tróc và máu ra ngoài. Điều này có thể gây căng tức phần bụng dưới, kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, đau tức ngực, thay đổi cảm xúc thất thường,... Tập hợp tất cả các dấu hiệu này được gọi là thống kinh. 

    Hiện nay, có hai loại thống kinh phổ biến mà các bạn nữ thường gặp phải là: 

    • Thống kinh nguyên phát (hay thống kinh vô căn): Được biết đến là tình trạng đau bụng khi hành kinh xuất phát từ quá trình co bóp mạnh để tống niêm mạc bong tróc cùng máu ra ngoài, không phải do bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào. Chính vì vậy, bạn gái có thể bị thống kinh nguyên phát ít nhất một lần trong đời, thông thường là ở lần đầu có kinh nguyệt.
    • Thống kinh thứ phát: Là hiện tượng đau nhói phần bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt, thường xảy ra trước “ngày dâu” một tuần hoặc đột ngột xuất hiện ở một số thời điểm khác nhau trong tháng tới từ những nguyên nhân bệnh lý. Độ tuổi thống kinh thứ phát thường rơi vào 30 - 40 tuổi.

    thống kinh là gì

    Thống kinh là hiện tượng khá phổ biến mà bạn nữ nào cũng có thể gặp phải. 

    >> Xem thêm: Tổng hợp dấu hiệu cho thấy bạn sắp đến kỳ kinh nguyệt giúp chuẩn bị tốt hơn

    Nguyên nhân phổ biến dẫn đến thống kinh ở tuổi dậy thì

    Nguyên nhân thường gặp làm cho các bạn nữ bị thống kinh là do nồng độ hormone Prostaglandin (*) tăng bất thường. Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ các bệnh lý (viêm tử cung, u xơ tử cung,...), chu kỳ kinh nguyệt không đều, lần đầu có kinh nguyệt,...

    (*) Prostaglandin là một nhóm lipid có tác dụng giống như hormone mà cơ thể tạo ra tại các vị trí tổn thương hoặc nhiễm trùng, đóng vai trò thiết yếu trong điều chỉnh các quá trình của cơ thể như điều chỉnh lưu lượng máu, rụng trứng…

    Thống kinh là bệnh gì, có nguy hiểm không?

    Tùy vào loại thống kinh mà sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Theo đó, thống kinh nguyên phát không phải là bệnh nhưng có thể lặp đi lặp lại vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Điều này thường khiến các bạn nữ cảm thấy không thoải mái, dễ mệt mỏi, nhưng sau một thời gian, khi bạn đã dần biết cách thích nghi và có cách giảm đau phù hợp thì thống kinh nguyên phát không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, một số bạn nữ có cơ địa nhạy cảm, khó thích ứng với cơn đau thì các cơn đau như thế cũng phần nào ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. 

    Ngược lại, với thống kinh thứ phát thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý phụ khoa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản sau này. Do vậy, bạn gái nên nói chuyện với ba mẹ và sớm thăm khám nhé. 

    thống kinh

    Mỗi loại thống kinh đều có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn trong chu kỳ kinh nguyệt.

    Bạn nữ có thể điều trị thống kinh như thế nào để đảm bảo an toàn?

    Khi bước vào tuổi dậy thì, các bạn gái có thể khó phân biệt được đâu là thống kinh nguyên phát và đâu là thống kinh thứ phát. Do vậy, cách tốt nhất là khi xuất hiện các cơn đau bất thường, vượt quá ngưỡng chịu đựng kèm theo một số biểu hiện như chu kỳ kinh nguyệt không đều, rong kinh, mất kinh,... bạn nên báo ngay với ba mẹ để theo dõi và đi khám khi cần thiết.

    Trong trường hợp nghi ngờ là thống kinh thứ phát, bác sĩ phụ khoa sẽ bắt đầu hỏi về các triệu chứng, chỉ định thực hiện những kiểm tra liên quan, cuối cùng là đưa ra hướng điều trị phù hợp, đạt hiệu quả cao. 

    Trong khi đó, với trường hợp thống kinh nguyên phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây nhằm giảm nhẹ các cơn đau bụng dưới, cũng như giảm bớt cảm giác khó chịu khi đến “ngày dâu”:

    • Chườm ấm vùng bụng dưới: Điều này giúp máu lưu thông dễ dàng, giãn các cơ giúp giảm các cơn đau do co thắt tử cung. Bạn có thể chườm ấm bằng việc sử dụng túi chườm nóng, khăn nóng,... đắp lên vùng bụng dưới. 
    • Tắm nước ấm: Trong những ngày kinh nguyệt, việc tắm nước ấm sẽ giúp điều hòa cơ thể, tăng lưu thông khí huyết, đồng thời giúp xoa dịu các cơn đau do thống kinh mang đến.
    • Vận động thể chất nhẹ nhàng: Bạn có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng vùng lưng dưới và cơ giúp lưu lượng máu lưu thông, đồng thời cơ thể sẽ giải phóng endorphin (chất giảm đau tự nhiên) giúp bạn giảm sự mệt mỏi và khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như magie, kẽm, axit béo, vitamin E, vitamin B6,... vào chế độ ăn uống của mình. Đồng thời, hạn chế các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị,...

    >> Xem thêm: Nguyên nhân và giải pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà bạn nên biết

    Như vậy, thống kinh là một hiện tượng bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái (nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý) và các cơn đau khó chịu có thể được làm dịu đi bằng các cách kể trên. Ngoài ra, để “ngày dâu” trôi qua nhẹ nhàng, không còn khiến bạn e ngại, hãy theo dõi những bài viết hữu ích khác ở mục Hệ nhập môn trên website Bạn Thân Ngày Dâu nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài bao lâu?

    Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt bình thường bao nhiêu ngày rất quan trọng, vì có thể giúp bạn theo dõi chu kỳ hành kinh và phát hiện điều bất thường nếu có.

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?

    Những thực phẩm có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi đến kỳ kinh nguyệt như hải sản giàu Omega-3, thịt gà, trái cây, rau củ,... Tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau!

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

    Tình trạng mất kinh hay vô kinh xảy ra khá phổ biến ở những bạn gái mới lần đầu có kinh nguyệt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình huống này bạn không nên quá lo lắng mà hãy chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lạc quan đón ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cực chill

    Lần đầu có kinh nguyệt khiến bạn cảm thấy bối rối không biết nên làm gì? Hãy bỏ túi những thông tin hữu ích trong bài viết để tự tin đón nhận “ngàu dâu” một cách thoải mái nhé!

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Những tips hay giúp bạn phát triển bản thân mỗi ngày

    Bước sang tuổi dậy thì, chắc hẳn bạn nào cũng sẽ bắt đầu chú ý nhiều hơn về việc chăm chút bản thân. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các bí quyết hay để phát triển bản thân mỗi ngày thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Tuổi dậy thì của con gái: Trang bị những kiến thức cần biết

    Độ tuổi dậy thì của con gái thường khoảng 8 - 13 tuổi, kéo dài tầm 3 - 4 năm. Đây là giai đoạn phát triển tâm sinh lý bình thường nên bạn nữ hãy luôn giữ tinh thần thoải mái, chuẩn bị kiến thức vững vàng để sẵn sàng đón chào tuổi dậy thì khỏe mạnh.

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    “Bắt bài” mụn ngày đèn đỏ, “bái bai” âu lo kỳ kinh nguyệt

    Cùng Happy Bunny và Naiuoi vượt qua sóng gió những ngày dâu

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Progesterone là gì? Có tác dụng như thế nào đối với con gái?

    Cùng Bạn Thân Ngày Dâu khám phá progesterone là gì, có tác dụng thế nào đối với sức khỏe và cơ thể con gái tuổi dậy thì. Qua đó bạn sẽ hiểu rõ những thay đổi và biết cách chăm sóc bản thân tốt hơn!