Mất kinh nguyệt: Nguyên nhân do đâu và con gái nên làm gì?

Admin, 2024-03-29 17:06:39

Tình trạng mất kinh hay vô kinh xảy ra khá phổ biến ở những bạn gái mới lần đầu có kinh nguyệt với nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi gặp tình huống này bạn không nên quá lo lắng mà hãy chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ.

Xem nhanh

    Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của con gái chúng mình. Tuy nhiên, một số bạn dù đã đến kỳ hành kinh nhưng mãi chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Bạn hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu & Diana theo dõi bài viết dưới đây để biết nguyên nhân gây mất kinh nguyệt và hướng giải quyết phù hợp nhé.

    Tìm hiểu mất kinh nguyệt là gì?

    Chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thời gian trung bình là 28 ngày, một số trường hợp là 24 - 38 ngày. Theo đó, mất kinh (hay còn gọi là vô kinh) là tình trạng quá thời gian trên mà vẫn không có kinh nguyệt.

    Tình trạng này được chia thành 2 dạng:

    - Mất kinh nguyệt nguyên phát: Đây là trường hợp bạn nữ chưa có kinh dù đã 15 tuổi trở lên và đã có dấu hiệu dậy thì khác như phát triển chiều cao, cân nặng, ngực,... 

    - Mất kinh nguyệt thứ phát: Trường hợp bạn nữ đã từng có kinh nhưng bị mất 3 kỳ hành kinh liên tiếp được gọi là mất kinh nguyệt thứ phát. Tình trạng này có thể diễn ra tạm thời hay kéo dài liên tục.

    tình trạng mất kinh nguyệt

    Mất kinh hay vô kinh là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở các bạn nữ.

    >> Xem ngay: Tất tần tật những dấu hiệu đến tháng mà bạn không nên bỏ qua

    Các nguyên nhân gây mất kinh nguyệt thường gặp

    Dưới đây là các nguyên nhân gây mất kinh phổ biến:

    Cân nặng thay đổi đột ngột

    Nếu bạn nữ thừa cân, thiếu cân hoặc có những thay đổi lớn về cân nặng cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bởi cân nặng thay đổi đột ngột sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, gây rối loạn kinh nguyệt và dẫn đến mất kinh. Chính vì vậy, bạn nữ nên nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp để duy trì cân nặng ở mức ổn định, hạn chế nguy cơ gây vô kinh.

    Tập thể dục quá sức

    Tập thể dục với cường độ cao và liên tục có thấy gây ra sự thay đổi hormone tuyến yên và tuyến giáp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, gây ra tình trạng chậm hoặc mất kinh. Để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra bình thường, tốt nhất bạn nên tập thể dục vừa sức. Trong trường hợp cần tập luyện cao độ, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng tối ưu, giãn cơ đúng cách.

    Căng thẳng hoặc stress kéo dài

    Trạng thái căng thẳng, lo lắng quá độ sẽ ảnh hưởng tới chức năng điều tiết các hormone sinh sản của vùng dưới đồi - khu vực quan trọng trong hệ nội tiết. Theo đó, nếu vùng dưới đồi bị rối loạn thì buồng trứng không thể giải phóng hormone như bình thường, dẫn tới rối loạn quá trình rụng trứng, tạm ngưng chu kỳ kinh nguyệt.

    mất kinh nguyệt

    Căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, làm rối loạn quá trình rụng trứng, dẫn đến mất kinh ở nhiều bạn gái.

    Khi tình trạng căng thẳng tâm lý được giải quyết, bạn nữ duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ thì kinh nguyệt sẽ được điều hòa và có trở lại.

    >> Dành cho bạn: Cách chăm sóc cơ thể ngày kinh và những lưu ý cần biết

    Ảnh hưởng từ một số loại thuốc

    Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc tuyến giáp, thuốc chống co giật, thuốc chống loạn thần và các loại thuốc hóa trị có thể gây ra chậm hoặc mất kinh. Bên cạnh đó, thuốc tránh thai nội tiết như Depo-Provera, MiniPill chỉ có progesterone, vòng tránh thai Mirena và Nexplanon cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc trên theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tối đa nguyên nhân này.

    Mắc một số bệnh lý

    Mất kinh nguyệt là bị bệnh gì? Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn nữ như:

    - Viêm nhiễm phụ khoa: Trường hợp không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng chung quần áo với người bị viêm nhiễm phụ khoa có thể khiến bạn bị viêm nhiễm. Điều này có thể làm bạn bị trễ hoặc tắt kinh.

    - Các bệnh cấp tính như viêm phổi, suy thận,...: Bệnh có thể gây giảm cân nhanh và thiếu hụt dinh dưỡng khiến bạn bị trễ kinh trong thời gian bị bệnh. Sau khi hết bệnh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại.

    >> Tin liên quan:

    Bị mất kinh nguyệt có sao không?

    Kinh nguyệt được xem như tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của các bạn nữ. Do đó, nhiều bạn lo lắng không biết liệu mất kinh có ảnh hưởng gì không?

    Theo đó, tình trạng mất kinh xảy ra khá phổ biến ở những bạn gái mới lần đầu có kinh nguyệt. Vì vậy khi gặp tình huống này, bạn không nên quá lo lắng mà hãy chia sẻ với ba mẹ để được hỗ trợ khắc phục. Nếu nghi ngờ tình trạng này do bệnh lý (sau khi xác nhận không phải do sinh lý, cân nặng,....) thì nên đi thăm khám bạn nhé. Bởi nếu để kéo dài có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sinh sản sau này.

    bị mất kinh

    Khi bị mất kinh, bạn hãy chia sẻ với phụ huynh để được giúp đỡ kịp thời.

    Nên làm gì khi bị mất kinh nguyệt?

    Ngay khi thấy chu kỳ kinh bất thường, các bạn nên thông báo với phụ huynh để đến gặp bác sĩ phụ khoa nhằm chẩn đoán nguyên nhân và có hướng can thiệp, điều trị vô kinh kịp thời.

    Song song đó, bạn cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt như:

    - Xây dựng và duy trì lối sống sinh hoạt lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống khoa học, tập thể dục điều độ và nghỉ ngơi hợp lý.

    - Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, stress, đồng thời, giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ.

    - Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, nhất là trong những ngày hành kinh.

    - Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ pH phù hợp.

    - Không nên sử dụng những chất kích thích có hại như rượu bia, cà phê, thuốc lá,...

    - Thăm khám phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa và có các điều trị kịp thời.

    >> Xem thêm: Phụ huynh cần chuẩn bị những gì khi con gái tới tuổi dậy thì?

    Bên cạnh đó, bạn đừng quên ghi lại ngày “đèn đỏ” trên website Bạn Thân Ngày Dâu để theo dõi chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn bạn nhé!

    Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng mất kinh nguyệt. Qua đó, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn, từ đó có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các bạn nữ đừng quên tham khảo thêm các bài viết trên website để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, cũng như tâm sinh lý ở tuổi dậy thì nhé.

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Tôn trọng sự khác biệt là một cách lối úng xử văn minh mà giáo viên nên gửi đến cho các bạn học sinh ngay từ sớm. Bởi nếu hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt của người khác, mỗi bạn sẽ tự tin thể hiện cá tính riêng của mình, cũng như biết cách sống yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh hơn.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Lựa chọn băng vệ sinh (BVS) phù hợp với nhu cầu, sở thích là điều cần thiết giúp bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác sạch sẽ và thoải mái trong những ngoài chu kỳ và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trên thị trường hiện có đa dạng các loại băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày cho các bạn gái có nhiều lựa chọn theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như học tập căng thẳng, tăng cân đột ngột, chế độ ăn uống thiếu chất… Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu tìm hiểu cách xử trí thích hợp ngay!

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Quan sát dịch âm đạo là cách đơn giản giúp bạn gái hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại. Hãy ‘bỏ túi’ một số kiến thức hữu ích trong bài viết về tình trạng khí hư màu nâu để không còn tâm lý lo ngại nữa nhé!