Bạn Thân Ngày Dâu là chuyên trang cung cấp kiến thức về kinh nguyệt với sự đồng hành của Diana và chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con gái. Với nội dung được hệ thống bài bản, đây sẽ là cầu nối để phụ huynh và giáo viên thấu hiểu những điều các con e ngại không dám nói.

Bạn Thân Ngày Dâu là chuyên trang cung cấp kiến thức về kinh nguyệt với sự đồng hành của Diana và chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con gái. Với nội dung được hệ thống bài bản, đây sẽ là cầu nối để phụ huynh và giáo viên thấu hiểu những điều các con e ngại không dám nói.

Bạn Thân Ngày Dâu là chuyên trang cung cấp kiến thức về kinh nguyệt với sự đồng hành của Diana và chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con gái. Với nội dung được hệ thống bài bản, đây sẽ là cầu nối để phụ huynh và giáo viên thấu hiểu những điều các con e ngại không dám nói.

Bạn Thân Ngày Dâu là chuyên trang cung cấp kiến thức về kinh nguyệt với sự đồng hành của Diana và chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe con gái. Với nội dung được hệ thống bài bản, đây sẽ là cầu nối để phụ huynh và giáo viên thấu hiểu những điều các con e ngại không dám nói.

Top Bài Nổi Bật

Đến kỳ kinh nguyệt nên và không nên làm gì? Mẹo hay, bạn nữ “bỏ túi” ngay!

Mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt, bạn gái nên uống nhiều nước, ăn đủ chất, ngủ đúng giờ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và chườm ấm bụng. Ngoài ra hãy tránh bỏ bữa, hạn chế ăn thực phẩm lạnh hoặc đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và đừng vận động quá sức nhé!

Đau lưng khi đến tháng: Chuyện nhỏ với 7 cách xử trí đơn giản

Khi bị đau lưng vào những ngày “dâu”, các bạn gái có thể chườm ấm lưng, tắm nước nóng, massage lưng,... để giảm cảm giác khó chịu.

Rong kinh là gì, có sao không và nên xử trí thế nào?

Rong kinh là tình trạng có thể gặp ở tuổi dậy thì do một số nguyên nhân gây ra. Bạn gái cần tìm hiểu rong kinh là gì, cách xử trí như thế nào, đồng thời khi nào nên thăm khám để bảo vệ sức khỏe.

Xuất hiện khí hư trước và sau kỳ kinh nguyệt, có đáng lo không?

Khí hư xuất hiện cả trước và sau kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu khí hư có màu và mùi khác lạ (ngoài trắng trong, không mùi) thì có thể cảnh báo vấn đề sức khỏe bất thường, cần được thăm khám sớm.

Chia sẻ cách vệ sinh vùng kín cho bạn gái ở tuổi dậy thì

Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp bạn gái luôn giữ sạch sẽ và hạn chế viêm nhiễm phụ khoa. Hãy thử áp dụng các phương pháp đơn giản hiệu quả hàng ngày như rửa vùng kín bằng nước sạch (hoặc dung dịch vệ sinh), chọn loại băng vệ sinh thích hợp…

Lịch "Rớt Dâu"

Kỳ kinh nguyệt đầu tiên bắt đầu khi nào? Cần chuẩn bị cho “mùa dâu” đầu tiên?
Kinh nguyệt là cột mốc phát triển quan trọng của bạn gái vì là tín hiệu thông báo bạn đã có khả năng sinh sản.Thời điểm xuất hiện kinh nguyệt của con gái chúng mình là khác nhau, nhưng thường sẽ bắt đầu trong độ tuổi từ 11 đến 14. Hầu hết các cô gái đều cảm thấy bối rối, lo lắng khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu. Do đó, việc tìm hiểu và trang bị những kiến thức cơ bản như chu kỳ kinh nguyệt, cách sử dụng sản phẩm vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt là điều tối quan trọng để làm quen với giai đoạn bắt đầu lớn.
Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Chu kỳ kinh nguyệt có mấy giai đoạn?
Kinh nguyệt hay chu kỳ kinh nguyệt là sự bong ra hàng tháng của lớp niêm mạc tử cung (thường được gọi là dạ con). Kinh nguyệt gồm một phần là máu và một phần là mô từ bên trong tử cung chảy ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Kinh nguyệt xuất hiện từ giai đoạn bắt đầu dậy (từ 11 đến 14 tuổi) thì cho đến tuổi mãn kinh khoảng từ độ tuổi 50 đến 55. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất và kết thúc vào ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt trung bình dài 28 ngày có thể dao động từ 21 đến 45 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái được chia thành bốn giai đoạn: kinh nguyệt, nang trứng, rụng trứng và hoàng thể. Độ dài của mỗi giai đoạn có thể khác nhau ở mỗi bạn gái và nó có thể thay đổi theo thời gian.
Mùa dâu kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường có phải là bệnh?
Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng và kết thúc vào ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Mặc dù chu kỳ trung bình dài 28 ngày, bất kỳ điều gì từ 21 đến 45 ngày đều được coi là bình thường. Lượng máu kinh chảy ra trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau tùy từng bạn gái và tùy từng tháng, dao động từ 5ml đến 25ml. Số ngày kéo dài chuẩn nhất từ lúc có kinh đến khi sạch kinh là 3, 4 ngày. Những trường hợp thiếu nữ chỉ 1, 2 là ngày sạch kinh hay kinh kéo dài hơn một tuần đều cần đi kiểm tra.
Tại sao bạn thường bị đau bụng khi tới mùa dâu? Có nên uống thuốc giảm đau khi bị đau bụng kinh?
Đau bụng là hiện tượng thường gặp của bạn gái trước và trong khi mùa dâu tới. Nguyên nhân đau bụng có thể do sự giảm tiết progesteron trước khi kinh nguyệt bắt đầu (hội chứng tiền kinh nguyệt). Bạn cũng có thể bị đau bụng do rụng trứng, đau bung khi hành kinh hay còn gọi là thống kinh. Tùy tính chất, các cơn đau bụng sẽ kết thúc vào thời điểm xuất hiện kinh nguyệt hoặc sau khi sạch kinh. Thuốc giảm đau đã là một cứu cánh giúp bạn gái vượt qua sự khó chịu này ngày có kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Một số cách giúp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc bạn có thể tham khảo là lấy một bình nước nóng chườm lên vùng bụng dưới để giúp làm giảm cơn đau. Việc uống nhiều nước, hạn chế dùng nhiều muối và cà phê; tập thể dục đều đặn, nhẹ nhàng cũng như nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm giảm cơn đau trong thời kỳ hành kinh.
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì và ảnh hưởng đến con gái ra sao?
Hội chứng tiền kinh nguyệt là những triệu chứng xảy ra trước kỳ kinh nguyệt mà 20-50% bạn gái trong độ tuổi sinh đẻ gặp phải. Đặc điểm của hội chứng này là khiến bạn gái dễ kích thích, lo lắng, không ổn định về tình cảm, trầm cảm, phù, đau bụng, đau ngực và đau đầu, xảy ra trong 7-10 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt và thường kết thúc vài giờ sau khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu.
Vì sao đến trong mùa dâu, con gái lại nhạy cảm hơn?
Theo báo cáo, khoảng 20 - 30% bạn gái trở nên nhạy cảm hơn với những biến động nội tiết tố xảy ra giữa chu kỳ rụng trứng hằng tháng. Sự biến động này có thể là nguyên nhân làm phát hành các hóa chất trong não mà đặc biệt là các hóa chất liên quan đến việc kích thích những cảm xúc tiêu cực dẫn đến tình trạng suy sụp hoặc xúc động một cách thái quá, chẳng hạn khóc khi xem các cảnh phim buồn, tiến sĩ Teri Pearlstein tại Trường đại học Y Alpert (Mỹ) giải thích.Để giảm bớt sự nhạy cảm này, cần tăng cường bổ sung tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh với mục đích giữ lượng đường trong máu ổn định, từ đó giúp điều tiết những bất ổn của tâm trạng.
Căng thẳng gây ảnh hưởng thế nào tới chu kỳ kinh nguyệt?
Bạn gái là đối tượng rất dễ bị căng thẳng stress tấn công bởi đặc điểm dễ nhạy cảm với những tổn thương, bất trắc, mất mát trong cuộc sống. Căng thẳng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái, do lượng hormon sinh dục nữ bị giảm. Căng thẳng làm giảm hứng thú, ảnh hưởng đến tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận và buồng trứng. Nếu buồng trứng của bạn gái không hoạt động bình thường, chu kì kinh nguyệt sẽ bị ảnh hưởng. Chu kỳ của bạn gái có thể trở nên bất thường hoặc có thể vô kinh, tuy nhiên không phải là một tình trạng vĩnh viễn. Để giảm căng thẳng, bạn gái nên duy trì lối sống lành mạnh trong ăn uống, sinh hoạt, kết hợp tập luyện thể thao đều đặn.
Con gái rớt dâu thường dễ cáu, nguyên nhân tại sao?
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng cho biết chứng căng thẳng trước kỳ kinh hay là một trong hiện tượng rối loạn tiền kinh nguyệt phổ biến. Theo đó, một số chị em tự dưng dễ nổi cáu, trạng thái tình cảm thay đổi thất thường, hay sốt ruột, nôn nóng, có người còn trở nên suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi việc nặng nề hơn bình thường... Những triệu chứng này thường diễn ra khoảng 1-2 tuần cuối của chu kỳ kinh và mất sau khi có kinh hoặc kéo dài đến hết ngày có kinh. Ở những bạn gái yếu đuối, nhạy cảm, các biểu hiện thường trầm trọng hơn những người mạnh mẽ, tự tin. Bác sĩ Dung cho biết "thủ phạm" là sự thay đổi nội tiết tố". Chất nội tiết tố estrogen và progesteron có sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi trứng rụng, progesteron (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên gây ra hội chứng căng thẳng.
Em rất tò mò về sự thay đổi vùng kín, như thế có phải là bình thường không?
Ở tuổi dậy thì, nhu cầu, thích khám phá tò mò về cơ quan sinh dục và các hành vi liên quan đến tính dục là điều dễ hiểu và thường thấy ở cả 2 giới. Điều này được lý giải là do ở tuổi dậy thì. Với nữ giới, ở giai đoạn này cơ thể sản sinh mạnh mẽ hormone giới tính nữ để biến bạn từ một cô bé thành một thiếu nữ với cơ thể nở nang, có những đường cong mềm mại, ngực nở eo thon. Bạn rất nên chia sẻ thắc mắc, tò mò của mình với cha mẹ để tránh việc nắm bắt sai kiến thức khi tự tìm hiểu dẫn đến những nhận thức lệch lạc về cách chăm sóc cơ thể cũng như tình yêu và tình dục.
Mỗi lần rớt dâu em đều bị đau bụng quằn quại, liệu có phải sức khỏe em quá yếu?
Theo thống kê, có khoảng 50 - 90% bạn gái trong độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng đau bụng kinh kéo dài. Những triệu chứng phổ biến là đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Cơn đau có thể bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt, đỉnh điểm nhất là 24 giờ sau khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu và sẽ giảm dần sau 2 - 3 ngày. Với một số người cơn đau lan tỏa đến vùng dưới lưng và đùi. Em nên sử dụng túi chườm nóng để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên nếu cơn đau bụng ở tình trạng đau quằn quại, đau dữ dội và kéo dài thì có thể đó là dấu hiệu bệnh lý và em nên đi tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Nuôi thỏ nhận quà hot