Khi bước vào tuổi dậy thì, con gái của bạn chắc chắn sẽ đón kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Khi đó, trẻ có thể trở nên lo lắng và bối rối. Một số trẻ vì cảm thấy khoảng cách thế hệ nên không dám chia sẻ với cha mẹ. Vậy khi đó, bạn sẽ làm gì để con mở lòng hơn về chuyện này? Dưới đây là những tips hay mà bạn nên lưu ngay!
Ngay từ khi con còn nhỏ, bạn nên bắt đầu bằng những câu chuyện chung chung về kinh nguyệt
Trẻ có thể tiếp thu những kiến thức chung chung về kinh nguyệt từ những câu chuyện bạn chia sẻ hằng ngày. Chẳng hạn như, khi con nhìn thấy băng vệ sinh trong túi xách của mẹ và hỏi, bạn có thể giải thích một cách đơn giản: “Mẹ dùng thứ này hàng tháng, khi có kinh nguyệt”. Hoặc là, trong những lúc ở cạnh nhau, bạn cũng có thể nói với trẻ rằng một ngày nào đó cơ thể con sẽ lớn lên và trông như mẹ đây, bắt đầu có kinh nguyệt và ngực to ra,… Khi trẻ lớn thêm, bạn có thể giải thích cho con nghe kinh nguyệt là gì hoặc dẫn trẻ đến cửa hàng băng vệ sinh giúp con hiểu rõ hơn.
Từ những thông tin đơn giản, phù hợp với lứa tuổi, trẻ sẽ dần làm quen với việc hành kinh khi cơ thể phát triển. Để đến khi ngày “dâu” đến bất chợt, con không còn thấy có khoảng cách thế hệ với bạn và dễ dàng chia sẻ những băn khoăn, trở ngại khó nói hơn.
Lồng ghép những kiến thức về giới tính, kinh nguyệt vào cuộc trò chuyện tự nhiên hàng ngày giúp trẻ dần làm quen và không cảm thấy e ngại khi chia sẻ với phụ huynh.
>> Tìm hiểu ngay: Chia sẻ cách làm bạn và đồng hành cùng con trong giai đoạn dậy thì
Con bước vào tuổi dậy thì: hãy bắt đầu hướng dẫn con cách xử trí khi kinh nguyệt đến
Trong trường hợp kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến và con ở nhà, làm sao để con thông báo với bạn mà không ngại ngùng, xấu hổ? Nếu trẻ ngại nói chuyện trực tiếp, bạn có thể tạo cho con thói quen nhắn tin tâm sự hoặc viết mẩu giấy đặt trong phòng của cha mẹ.
Nếu tình huống ngày “dâu” đến khi con ở trường, bạn hãy hướng dẫn con cách xử trí như sau:
- Dùng áo khoác ngoài quấn quanh eo để phòng tránh "rớt dâu".
- Báo với giáo viên, hoặc liên hệ với phụ huynh đến đón về.
- Nhờ bạn thân là con gái đáng tin cậy gọi giáo viên giúp đỡ. Ngày nay, việc con gái chia sẻ về kinh nguyệt để bảo vệ nhau là chuyện bình thường và nên cần nhờ sự giúp đỡ nếu cần thiết.
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị sẵn cho trẻ băng vệ sinh, khăn lau, túi có khóa kéo,... Kết hợp hướng dẫn con cách tự sử dụng những vật dụng này để phòng kinh nguyệt đến bất chợt.
Khi bạn chủ động giúp trẻ ứng phó tình huống như vậy, con cảm thấy an tâm hơn khi bước vào tuổi dậy thì. Nhờ vậy, con sẽ biết trên hành trình trưởng thành luôn có cha mẹ đồng hành, từ đó thu hẹp khoảng cách thế hệ trong gia đình.
>> Xem ngay: Mách mẹ những lưu ý khi sắm những đồ dùng chăm sóc con gái mùa “rụng dâu”
Hãy cho phép con được nghỉ ngơi trong lần hành kinh đầu tiên
Trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên, trẻ có thể gặp dấu hiệu đau bụng, mệt mỏi,... Lúc này, bạn hãy quan tâm và chăm sóc con nhiều hơn, giúp trẻ xoa dịu triệu chứng bằng cách chườm ấm, cho trẻ ăn uống lành mạnh, bổ các loại trái cây (táo lê, dưa hấu…), rau xanh, cá, thịt gà, các loại đậu,... Ngoài ra, bạn nên để con có thời gian nghỉ ngơi và thích ứng với lần đầu có kinh nguyệt.
Chính sự quan tâm, hỗ trợ của bạn sẽ giúp con mở lòng chia sẻ về các dấu hiệu khi đến kinh nguyệt mà bé đang gặp phải. Nhờ vậy, bạn có cách xử trí hoặc đưa bé đi khám khi cần thiết nhằm ngăn ngừa rủi ro sức khỏe, đảm bảo hành trình dậy thì của con luôn khỏe mạnh.
Ở lần đầu hành kinh còn nhiều bỡ ngỡ, trẻ luôn cần sự quan tâm, thấu hiểu và hỗ trợ từ cha mẹ.
>> Xem ngay: Con gái đến tháng nên và không nên ăn gì để dễ chịu hơn?
Tóm lại, để rút ngắn khoảng cách thế hệ và đồng hành cùng con trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên, phụ huynh cần dành nhiều thời quan tâm, chia sẻ với con. Để trang bị thêm nhiều kiến thức về tuổi dậy thì để hỗ trợ, nâng đỡ con, cha mẹ hãy theo dõi Bạn Thân Ngày Dâu - Hệ phụ huynh nhé!