Bị ngứa vùng kín khi đến kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân và giải pháp con gái cần biết

Admin, 2024-05-21 10:42:10

Hiểu rõ nguyên nhân gây ngứa vùng kín sẽ giúp bạn gái biết cách phòng tránh tình trạng này tốt hơn. Bỏ túi ngay những thông tin dưới đây để chăm sóc vùng kín khỏe mạnh con gái nhé!

Xem nhanh

    Nhiều bạn gái băn khoăn không biết bị ngứa vùng kín trước, trong và sau khi hết kinh nguyệt là do đâu và có sao không? Đây là vấn đề phổ biến của nhiều bạn gái, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về vấn đề này và cách khắc phục nhanh chóng.

    Nguyên nhân gây ngứa vùng kín trước, trong và sau khi hết kinh nguyệt 

    Ngứa vùng kín gây ra nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn gái. Các nguyên nhân gây ngứa vùng kín có thể kể đến như:

    Nguyên nhân chung

    - Vệ sinh vùng kín sai cách: Vệ sinh vùng kín hàng ngày không đúng cách (chà xát mạnh, không vệ sinh vùng kín sau khi đi vệ sinh,...) sẽ làm tổn thương vùng kín và gây ngứa rát. Ngoài ra, không vệ sinh vùng kín mỗi lần thay băng vệ sinh hoặc dùng dung dịch vệ sinh chứa nhiều hương liệu cũng làm vùng kín bị ngứa khi hành kinh.

    - Kích ứng với dung dịch vệ sinh vùng kín: Nếu sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có chứa chất tẩy rửa mạnh (Sodium Lauryl Sulfate - SLS…), kim loại nặng (Zn, Pb, Ag…),... trong thời gian dài có thể khiến môi trường pH âm đạo thay đổi, từ đó dễ bị kích ứng, ngứa ngáy. Hoặc sản phẩm chứa nhiều hóa chất như benzen, este… có thể làm vi khuẩn sinh sôi nhanh chóng, gây hăm da, kích ứng và mẩn đỏ,…

    bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt

    Sử dụng dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng, ngứa rát vùng kín.

    >> Xem ngay: Tất tần tật những cách chăm sóc “cô bé" đúng chuẩn trong ngày kinh nguyệt

    - Mặc quần lót ôm sát cơ thể: Điều này làm vùng kín bị bí bách, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ngứa ngáy, khó chịu. 

    - Nhiễm nấm: Thường gặp là nấm Candida phát triển quá mức, dẫn đến các biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy ở âm hộ (có thể ở bên trong lẫn bên ngoài). Ngoài ra, nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây ngứa âm đạo.

    - Thay đổi nội tiết tố: Trước, trong và sau khi hành kinh, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều sự thay đổi làm cho pH âm đạo cũng thay đổi theo. Đây cùng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển và gây ngứa vùng kín.

    - Căng thẳng: Tâm lý căng thẳng kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết tố và suy yếu hệ miễn dịch, từ đó vi khuẩn dễ xâm nhập vào kín gây ngứa.

    Một số nguyên nhân khác

    - Bị ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt: Tình trạng bị ngứa vùng kín trước khi có kinh cũng có thể liên quan đến dịch âm đạo (khí hư). Theo đó, khoảng trước và gần ngày rụng trứng, khí hư sẽ ra nhiều hơn khiến âm đạo thường ẩm ướt. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm làm ngứa ngáy vùng kín.

    - Ngứa vùng kín khi có kinh nguyệt: Nguyên nhân là do dùng băng vệ sinh kém chất lượng, bị nhiễm khuẩn, không được xử lý sạch vi trùng sẽ gây dị ứng, hăm đỏ và ngứa vùng kín. Ngoài ra, không thay băng vệ sinh sau 4 - 5 giờ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển và gây ngứa vùng kín.

    - Bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt: Chủ yếu là do sự thay đổi của nội tiết tố hoặc có thể là mắc bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, nhiễm trùng roi Trichomonas hay đơn giản là do da bị kích ứng.

    >> Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiền kinh nguyệt và cách giảm thiểu nó

    Nên làm gì khi bị ngứa vùng kín? 

    Dưới đây là những điều bạn gái nên làm nếu gặp phải tình trạng vùng kín bị ngứa: 

     - Vệ sinh vùng kín đúng cách

    Bạn gái nên vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng với nước sạch, rửa từ phía trên xuống phía dưới âm hộ rồi đến hậu môn. Cách vệ sinh này sẽ giúp hạn chế vi khuẩn từ khu vực hậu môn di chuyển lên âm đạo, gây viêm nhiễm, ngứa rát.

    Ngoài ra, có thể dùng thêm dịch vệ sinh không màu, không mùi hoặc mùi hương dịu nhẹ, ưu tiên thành phần chiết xuất từ thiên nhiên để không gây kích ứng da.

    - Không gãi vùng kín để giảm ngứa 

    Vùng kín bị ngứa rất khó chịu nhưng bạn gái không gãi hoặc chà sát mạnh. Vì hành động này sẽ làm tăng tổn thương vùng kín, gây ra các vết thương hở, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.

    - Thay băng vệ sinh sau 4-5 giờ sử dụng (đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt) 

    Bạn gái nên lưu ý thời gian thay băng vệ sinh (BVS) mới trong những ngày hành kinh, giúp đảm bảo an toàn tối đa cho vùng kín, tránh viêm nhiễm.

    - Chia sẻ với phụ huynh để có hướng khắc phục kịp thời

    Nếu tình trạng ngứa vùng kín không thuyên giảm hoặc xảy ra thường xuyên, bạn gái nên chia sẻ cho cha mẹ biết, để được đưa đi thăm khám kịp thời.

    Những dấu hiệu ngứa vùng kín nên đi khám ngay: Ngứa vùng kín kéo dài trên 1 tuần kèm theo khí hư nhiều và vón cục, có mùi hôi tanh; vùng kín sưng đỏ, nổi mụn nước; đau vùng kín khi tiểu tiện.

    >> Xem thêm:

    - Lựa chọn đồ lót rộng rãi

    Để vùng kín thông thoáng và tránh ngứa ngáy, bạn gái nên chọn quần lót có độ ôm vừa vặn, mềm mại, mịn mát, co giãn tốt. Ngoài ra, tùy thuộc vào hoạt động trong ngày mà bạn có thể chọn quần có chất liệu hoặc kiểu dáng khác nhau.

    Khi bị ngứa vùng kín, bạn gái nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có cách khắc phục và phòng ngừa hiệu quả. Nếu tình trạng ngứa ngáy vùng kín vẫn không thuyên giảm hoặc diễn ra thường xuyên thì bạn nên chia sẻ với bố mẹ để đưa đi thăm khám.

    Bạn đừng quên truy cập Bạn Thân Ngày Dâu để tìm đọc thêm các thông tin hữu ích về tuổi dậy thì, cách chăm sóc sức khỏe và tinh thần trong ngày dâu nhé!

    Top bài viết nổi bật

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách khắc phục hiệu quả tại nhà cho bạn gái

    Bế kinh là gì? Cách xử trí như thế nào? Đây là hai trong số nhiều câu hỏi được các bạn gái quan tâm khi gặp tình trạng không có kinh trong thời gian dài không rõ nguyên nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt để tự tin thể hiện cá tính riêng

    Tôn trọng sự khác biệt là một cách lối úng xử văn minh mà giáo viên nên gửi đến cho các bạn học sinh ngay từ sớm. Bởi nếu hiểu biết và chấp nhận sự khác biệt của người khác, mỗi bạn sẽ tự tin thể hiện cá tính riêng của mình, cũng như biết cách sống yêu thương và gắn kết với mọi người xung quanh hơn.

    TIN TỨC CÙNG CHUYÊN MỤC

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Quizz: Đâu là loại băng vệ sinh phù hợp với nhu cầu, sở thích của bạn?

    Lựa chọn băng vệ sinh (BVS) phù hợp với nhu cầu, sở thích là điều cần thiết giúp bảo vệ vùng kín, mang lại cảm giác sạch sẽ và thoải mái trong những ngoài chu kỳ và trong chu kỳ kinh nguyệt. Trên thị trường hiện có đa dạng các loại băng vệ sinh Ban ngày, Ban đêm & Hàng ngày cho các bạn gái có nhiều lựa chọn theo nhu cầu và sở thích cá nhân.

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Cách thay băng vệ sinh và một số mẹo chống tràn băng khi ở trường

    Bỏ túi cách thay băng vệ sinh khi ở trường và một số mẹo chống tràn băng trong bài viết, bạn có thể trải qua những ngày kinh thoải mái để tự tin học tập cả ngày.

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít có sao không và cách xử trí tốt nhất

    Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường có thể do nhiều nguyên nhân như học tập căng thẳng, tăng cân đột ngột, chế độ ăn uống thiếu chất… Hãy cùng Bạn Thân Ngày Dâu tìm hiểu cách xử trí thích hợp ngay!

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Khí hư màu nâu đậm, nâu nhạt, vàng nâu: Khi nào đáng lo?

    Quan sát dịch âm đạo là cách đơn giản giúp bạn gái hiểu rõ tình trạng sức khỏe hiện tại. Hãy ‘bỏ túi’ một số kiến thức hữu ích trong bài viết về tình trạng khí hư màu nâu để không còn tâm lý lo ngại nữa nhé!